Dịch tôm ở Huỳnh Giản là bài học đắt giá cho người nuôi tôm
15:39', 24/10/ 2004 (GMT+7)

Trong thời gian qua, dịch tôm liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ riêng thôn Huỳnh Giản, xã Phước Hòa (Tuy Phước) từ năm 2001 đến nay đã có 8 vụ nuôi tôm bị dịch bệnh và mất trắng, khiến cả làng mắc nợ hàng chục tỉ đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân của dịch bệnh cũng như giải pháp khắc phục trong vụ nuôi tôm năm 2005, chúng tôi đã trao đổi với Kỹ sư Trần Quang Nhựt, chuyên viên Phòng Kỹ thuật Quản lý nghề cá, Sở Thủy sản Bình Định.

- Xin ông cho biết vì sao dịch tôm lại liên tiếp xảy ra và ở mật độ cao đối với người nuôi tôm tại thôn Huỳnh Giản?

+ Hiện nay, chỉ riêng thôn Huỳnh Giản có đến 300 ha nuôi tôm, là một trong những vùng có diện tích nuôi tôm lớn của tỉnh. Nhưng phải nói rằng vùng này không thích hợp cho nghề nuôi tôm thâm canh. Do những năm 1999-2001, sau những vụ nuôi được mùa, người dân bắt đầu phát triển nghề một cách tự phát và ngày càng ồ ạt. Trong khi đó hệ thống thủy lợi ở đây chưa phù hợp cho nhu cầu nuôi vì không có hệ thống cấp nước và thoát nước riêng. Nguồn nước nuôi tôm của vùng đều lấy từ đầm Thị Nại, nhưng trong những năm gần đây môi trường nước của đầm bị suy thoái nghiêm trọng do hệ sinh thái của rừng ngập mặt ven đầm bị tàn phá gần hết (nguyên thủy có đến 1.000 ha, nay chỉ còn vài chục ha và nằm phân tán). Diện tích nuôi tôm của cả huyện Tuy Phước, phường Đống Đa và phường Nhơn Bình (TP. Quy Nhơn) có khoảng 1.600 ha đều lấy nước và thải nước ra đầm Thị Nại, đã làm cho lượng mùn bã hữu cơ từ các hồ tôm thải ra làm quá tải sức chứa sinh hoạt của đầm, đây là nguyên nhân tạo điều kiện cho mầm bệnh thủy sản phát triển.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái thảm cỏ biển của đầm bị người dân tàn phá ngày càng thu hẹp; diện tích mặt nước đầm là 5.060 ha trong khi cửa đầm để thông nước ra biển chỉ có 400 m (theo kiểu thắt nút cổ chai) từ đó đã làm hạn chế cải tạo môi trường giữa đầm và biển. Rồi đầm còn hứng chịu các nguồn chất thải từ ngành nông - công nghiệp; nước sinh hoạt của dân cư; nạn khai thác tàn bạo nguồn thủy sản đang có trên đầm. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho nguồn nước đầm Thị Nại bị ô nhiễm nghiêm trọng và khi người nuôi tôm lấy nguồn nước này đưa vào hồ nuôi thì dịch bệnh xảy ra điều không thể tránh khỏi.

- Nguyên nhân dịch tôm rõ ràng như thế nhưng ngành thủy sản có khuyến cáo người dân không, thưa ông? Và nếu có thì vì sao, người dân lại không nghe theo?

+ Có chứ. Lâu nay, ngành vẫn thường xuyên chỉ đạo nạo vét các vùng, khu vực nuôi tôm trước mùa mưa lũ, tận dụng lực đẩy của nước lũ để đẩy các mùn bã hữu cơ ra ngoài; đề xuất lịch thời vụ nuôi và mật độ thả nuôi cho từng tiểu vùng... Theo lịch của ngành thì tại thôn Huỳnh Giản mỗi năm chỉ được phép thả nuôi một vụ nhưng người dân ở đây cứ thả nuôi liên tiếp 3-4 vụ, bất chấp những lời cảnh báo của ngành. Khi những vùng nuôi tôm bị dịch bệnh nghiêm trọng như thôn Huỳnh Giản thì phải khoanh vùng và chấm dứt nuôi trong một thời gian, sau cải tạo lại môi trường rồi mới tiếp tục thả nuôi, nhưng ở đây thì không. Cũng xin nói thêm là ngành chỉ hỗ trợ về kỹ thuật cho người nuôi tôm, còn để bắt buộc họ làm theo yêu cầu của ngành thì không có ràng buộc nào. Vì thế, những vụ dịch tôm liên tiếp xảy ra tại thôn Huỳnh Giản là điều tất yếu, và đó cũng là bài học đắt giá cho người nuôi tôm trong cả tỉnh, bởi lâu nay người nuôi tôm đã bất chấp lời cảnh báo của cơ quan chuyên môn, đưa vào nuôi ồ ạt, nuôi ở những vùng không hoặc chưa thích hợp.

- Vậy ngành đã có kế hoạch và giải pháp gì cho người nuôi tôm tại thôn Huỳnh Giản trong năm 2005 sắp đến?

+ Trước tiên chúng tôi đề xuất xin nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm ở đây cải tạo lại môi trường các hồ nuôi, khuyến khích nuôi quảng canh cải tiến, nuôi xen canh hoặc chuyển hướng nuôi các loại thủy sản khác như: cá chua, cá mú, cá rô phi đơn tính..., tăng thêm cho xã Phước Hòa 1-2 khuyến ngư viên để theo dõi sát sao hơn tình hình nuôi tôm ở đây, tổ chức nhóm cộng đồng nuôi tôm để hạn chế dịch bệnh... Chúng tôi cũng tiếp tục đề xuất với UBND huyện Tuy Phước cho đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tại Huỳnh Giản để phục vụ cho việc nuôi tôm. Ngoài ra, Sở Thủy sản đang thực hiện đề án phục hồi sinh thái rừng ngập mặn ở đầm Thị Nại, cải tạo môi trường nước để nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch là vậy nhưng nếu người nuôi tôm ở Huỳnh Giản vẫn cứ bất chấp lời cảnh báo của ngành thủy sản, tiếp tục đưa vào nuôi tôm một cách ồ ạt như lâu nay thì việc tôm bị dịch sẽ lại xảy ra và sẽ trầm trọng hơn.

. Nguyễn Phúc (thực hiện)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc: Một tầm nhìn chiến lược thiên tài về giáo dục - đào tạo  (20/10/2004)
Phong trào sưu tập, chơi tem phải được "xã hội hóa"  (17/10/2004)
Hoạt động xuất khẩu của Bình Định sẽ vượt qua khó khăn để phát triển   (15/10/2004)
Chính quyền địa phương đã buông lỏng quản lý   (13/10/2004)
Đến năm 2005, phải có ít nhất 80% cán bộ công chức có trình độ về CNTT  (07/10/2004)
Đã sẵn sàng cho lễ hội quân   (06/10/2004)
Chi nhánh NHCSXH Bình Định: 4 tỉ đồng dành cho sinh viên vay vốn học tập   (23/09/2004)
Thanh niên phải có ý thức vươn lên làm chủ sự nghiệp và chịu trách nhiệm đến cùng   (23/09/2004)
Sẽ xây dựng 5 khu đa dạng sinh học   (22/09/2004)
Vì sao giáo viên dạy các lớp học linh hoạt chưa được nhận trợ cấp sinh hoạt phí?   (21/09/2004)
Nên chỉ có hai loại hình trường: công lập và tư thục  (15/09/2004)
Không có chuyện Trường chuyên "vừa đá bóng, vừa thổi còi"  (14/09/2004)
Cấp sổ đỏ tại Quy Nhơn: Vừa làm, vừa chờ   (09/09/2004)
Tìm các nhà tài trợ dài hơi để hỗ trợ học sinh nghèo   (25/08/2004)
Vì sao giống lúa lai chưa được sản xuất đại trà ?   (24/08/2004)