Ngân hàng Chính sách xã hội: Cầu nối để hộ nghèo và gia đình chính sách thoát nghèo
16:5', 9/5/ 2004 (GMT+7)

Vừa qua, UBND tỉnh đã triển khai Chỉ thị 09/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Phóng viên Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Tạ Thanh Liêm - Giám đốc NHCSXHBĐ về vấn đề này.

- Thưa ông, theo Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ thì chức năng, nhiệm vụ của NHCSXHBĐ có gì mới?

+ Theo Chỉ thị này, NHCSXH cần quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, có các giải pháp tích cực, phát huy tốt vai trò tín dụng chính sách xã hội, là chiếc cầu nối để giúp những người nghèo chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo kinh tế thị trường, vượt qua đói nghèo và tiến tới làm giàu chính đáng. Việc dành vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy các ngành, các cấp cần tập trung sức nâng cao năng lực tài chính cho NHCSXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Trong quý 2-2004, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước VN trình Thủ tướng Chính phủ đề án tăng vốn điều lệ cho NHCSXH, để có thể thực hiện ngay từ năm 2004. Riêng các tỉnh có khả năng, cần có kế hoạch bổ sung thêm vốn ủy thác cho NHCSXH quản lý, cho vay theo các chương trình, dự án chỉ định để sớm hoàn thành chương trình xóa đói giảm nghèo của từng địa phương. Các ngành LĐ-TB-XH, Thống kê… cần phối hợp điều tra, thống kê hộ nghèo theo chuẩn mới để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình và các biện pháp xóa đói giảm nghèo đến năm 2010, bảo đảm xóa đói giảm nghèo bền vững và chống nguy cơ tái nghèo.

- NHCSXH Bình Định sẽ thực hiện Chỉ thị 09 như thế nào?

+ Đến nay, NHCSXHBĐ đã thực hiện tổng dư nợ vốn tín dụng gần 160 tỉ đồng, trong đó cho hộ nghèo vay gần 120 tỉ đồng; nguồn vốn giải ngân cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 75% trong tổng dư nợ. NHCSXH tỉnh cũng đã tổ chức huy động vốn tại chỗ gần 15 tỉ đồng. Phần đông hộ nghèo và gia đình chính sách được vay vốn đều tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh, chăn nuôi... đạt hiệu quả kinh tế, đời sống được cải thiện rõ rệt. Từ tháng 4-2003 đến tháng 4-2004, trên địa bàn toàn tỉnh đã có thêm 5.467 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,42% xuống còn 8,68%.

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thì NHCSXH Bình Định còn gặp một số khó khăn. Việc giải ngân cho hộ nghèo vay (ủy thác toàn phần qua Ngân hàng Nông nghiệp huyện) thực hiện chậm, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao (11,85%) so với tổng dư nợ nhận ủy thác; hơn 1/2 số huyện trong tỉnh có nợ quá hạn cao. Thực tế, số lượng lớn hộ nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng bị ách tắc từ các khâu bình xét ở cơ sở; một số hộ có nguy cơ tái nghèo, cần phải cho vay thêm vài chu kỳ nữa để họ thật sự thoát nghèo; cần tăng cường biện pháp lồng ghép nhiều chương trình để chuyển giao các tiến bộ KHKT theo phương châm "cầm tay chỉ việc, tận tình giúp đỡ" để tăng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn vay. Đồng thời phải phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp; hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ lãi vay đúng hạn quy định. Hộ đã thoát nghèo nhưng thật sự còn khó khăn sẽ được tiếp tục vay vốn…

Năm 2004, NHCSXH Bình Định phấn đấu thực hiện tổng dư nợ vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay tăng từ 20 đến 25% so với năm 2003; ưu tiên vốn cho vùng nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh theo tinh thần Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ, để NHCSXH tỉnh thật sự là cầu nối giúp hộ nghèo và gia đình chính sách thoát nghèo.

- Xin cám ơn ông!

. Quỳnh Thanh - Thực hiện

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trường Cao đẳng sư phạm Bình Định: Phát triển theo hướng đa ngành  (04/05/2004)
Sẽ chấn chỉnh những tồn tại của loại hình xe khách chất lượng cao   (03/05/2004)
Chương trình 135 ở Bình Định làm khá tốt  (02/05/2004)
Chống đầu cơ đất đai nhưng cần phải quan tâm đến nhu cầu đất ở của nhân dân   (21/04/2004)
Hãy góp thêm niềm vui cho phụ nữ nghèo   (19/04/2004)
Thương hiệu Bình Định đã được quảng bá, giới thiệu một cách đầy ấn tượng   (15/04/2004)
Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường ở KCN Phú Tài, không để dân than phiền nữa  (15/04/2004)
Xung quanh việc ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp phải kê khai tài sản   (14/04/2004)
Mùa khô năm nay có thể thiếu điện   (13/04/2004)
Bình Định phấn đấu phát hành Trái phiếu Chính phủ đợt 2 đạt 10 tỉ đồng   (12/04/2004)
Hy vọng gốm sứ Cảnh Đức - Giang Tây sẽ từng bước chinh phục người tiêu dùng Bình Định  (06/04/2004)
TP Quy Nhơn: Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp   (05/04/2004)
Quy Nhơn chú trọng tăng trưởng kinh tế công nghiệp và dịch vụ   (31/03/2004)
Tiếp tục kìm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông  (30/03/2004)
Chỉ tiêu xuất khẩu 1.000 lao động trong năm 2004 là có thể thực hiện được  (25/03/2004)