Cần có quy hoạch tổng thể các KCN - CCN trên quy mô toàn tỉnh đến năm 2010 và xa hơn
15:57', 3/6/ 2004 (GMT+7)

Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN) -cụm công nghiệp (CCN) là một định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế của Bình Định. Tuy nhiên thực tế cho thấy dù đã đạt được một số kết quả song việc xây dựng và phát triển các KCN - CCN trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Nguyễn Kim Phương, Giám đốc Sở Công nghiệp Bình Định xung quanh vấn đề này.

* Thưa ông, có thể đánh giá thế nào về các KCN-CCN đã được đưa vào hoạt động trên địa bàn Bình Định?

Ông Nguyễn Kim Phương

- Phải khẳng định rằng, việc xây dựng và phát triển các KCN - CCN trên địa bàn Bình Định trong thời gian qua đã có những kết quả khả quan. Bình Định hiện có 2 KCN đã đưa vào hoạt động, mang lại hiệu quả kinh tế cao. KCN Phú Tài (TP Quy Nhơn), có diện tích quy hoạch gần 350 ha, trong đó 180 ha đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 140 ha được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, 19,6 ha mở rộng phía bắc được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện KCN Phú Tài có 107 doanh nghiệp (DN) đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 1.160 tỉ đồng. Trong đó, 64 DN đã hoạt động, 9 DN đang xây dựng nhà xưởng, 34 DN đăng ký và chờ giao đất. Giá trị sản xuất công nghiệp của KCN Phú Tài hiện chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành và nộp ngân sách bằng 25% tổng thu ngân sách của các DN trong toàn tỉnh. KCN Long Mỹ (TP Quy Nhơn) có tổng diện tích quy hoạch 350 ha, có 10 DN đăng ký đầu tư sản xuất trên diện tích 100 ha của giai đoạn 1 với tổng vốn đăng ký 260 tỉ đồng. Đã có 2 DN đi vào hoạt động, 3 DN đang xây dựng nhà xưởng, 7 DN đăng ký và chờ giao đất. Hiện nay tỉnh đang triển khai giai đoạn 2.

Ngoài 2 KCN nói trên, trên địa bàn tỉnh còn có 3 CCN đã đưa vào hoạt động. CCN Gò Đá Trắng (An Nhơn) diện tích 43 ha, có 49 cơ sở đăng ký, trong đó 42 cơ sở đang hoạt động sản xuất, 7 cơ sở chờ giao đất. Giá trị sản xuất công nghiệp hiện chiếm đến 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. CCN Quang Trung (Quy Nhơn) diện tích 25 ha, có 32 cơ sở đăng ký, trong đó 12 cơ sở đang hoạt động sản xuất, 7 cơ sở chờ giao đất. CCN Hóc Bợm (Tây Sơn) diện tích 15 ha, đã giải quyết mặt bằng phục vụ cho việc di dời trên 80 lò sản xuất gạch ngói trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.

* Xin ông cho biết tình hình đầu tư phát triển các KCN-CCN trong thời gian đến?

- Trong chiến lược đầu tư phát triển các KCN-CCN trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 66/2000/QĐ-UB ngày 26-6-2002 về việc quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đã cho chủ trương triển khai quy hoạch các KCN-CCN. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở mạnh dạn đầu tư, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa nông thôn. Ngoài ra, từ kết quả của các KCN-CCN đã đi vào hoạt động, chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc đầu tư phát triển các KCN-CCN trong thời gian tiếp theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc quy hoạch và phát triển các CCN trên địa bàn Bình Định còn gặp phải những khó khăn nhất định. Công tác giải phóng mặt bằng không triển khai đồng bộ và kịp thời, còn lúng túng trong cách vận dụng. Ngân sách tỉnh có khó khăn nên chưa chuẩn bị kịp vốn đối ứng cho việc triển khai các dự án. Công tác quản lý, theo dõi, triển khai quy hoạch chưa được tổ chức hợp lý. Việc giao cho từng địa phương chủ động lập quy hoạch các CCN là cần thiết, nhưng hiện nay đã thể hiện tính dàn trải, thiếu tập trung, nhiều CCN có tính khả thi không cao. Đã có tình trạng CCN của địa phương này làm hạn chế tính tích cực của các CCN ở địa phương lân cận…

* Vậy công tác quy hoạch và phát triển các CCN ở Bình Định thì cần chú trọng đến những vấn đề gì, thưa ông?

- Từ tình hình thực tế, Sở Công nghiệp đã kiến nghị UBND tỉnh xem xét một số vấn đề như: sắp xếp, tổ chức cơ chế quản lý, theo dõi quy hoạch các CCN trên địa bàn toàn tỉnh hợp lý hơn, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng và các địa phương. Cần có hướng dẫn riêng về việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh. Trong tình hình ngân sách hỗ trợ của tỉnh có hạn, để các CCN có thể hưởng chính sách ưu đãi một cách kịp thời, các ngành chức năng nên rà soát lại toàn bộ các CCN đã đăng ký, lựa chọn các cụm có điều kiện khả thi tốt nhất để trình UBND tỉnh xem xét, cấp vốn đối ứng trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, để đảm bảo tính toàn diện cho việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên quy mô toàn tỉnh, UBND tỉnh cần xem xét và cho chủ trương xây dựng quy hoạch tổng thể các CCN từ nay đến 2010 (có tính đến 2015) trên quy mô toàn tỉnh.

* Xin cảm ơn ông!

. Ngọc Thái - thực hiện

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vụ phá rừng đầu nguồn An Dũng sẽ được xử lý đúng người, đúng tội   (02/06/2004)
Các giải pháp sáng tạo kỹ thuật có chất lượng cao hơn nhiều so với 2 lần hội thi trước  (30/05/2004)
Chương trình "Tiếp sức mùa thi" 2004 đã sẵn sàng  (27/05/2004)
Quy Nhơn - Bình Định sẽ là điểm nhấn của Vietravel trong các tour mùa hè 2004   (25/05/2004)
Đã xử lý nước thải ứ đọng ở KCN Phú Tài  (19/05/2004)
Chất lượng giảng viên tại Quy Nhơn Aptech đang ở đẳng cấp nào?  (19/05/2004)
Những điểm mới trong các kỳ thi tốt nghiệp năm học 2003-2004   (18/05/2004)
Luật Đất đai mới phải phổ cập đến với người dân   (14/05/2004)
CCN Nhơn Bình chỉ thu hút các DN sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường  (14/05/2004)
Cải cách hành chính ở Bình Định, còn nhiều việc phải làm   (13/05/2004)
Nhà máy sẽ góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm cây sắn và việc làm cho nông dân   (11/05/2004)
Ngân hàng Chính sách xã hội: Cầu nối để hộ nghèo và gia đình chính sách thoát nghèo   (09/05/2004)
Trường Cao đẳng sư phạm Bình Định: Phát triển theo hướng đa ngành  (04/05/2004)
Sẽ chấn chỉnh những tồn tại của loại hình xe khách chất lượng cao   (03/05/2004)
Chương trình 135 ở Bình Định làm khá tốt  (02/05/2004)