Ưu tiên xét tuyển những thí sinh người dân tộc thiểu số và vùng khó khăn
11:7', 13/8/ 2004 (GMT+7)
Xét tuyển viên chức ngạch giáo viên (GV) ngành GD-ĐT năm học 2004-2005 cógì mới?Phóng viên Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Phạm Đình Sinh, Giám đốc Sở Nộivụ, Phóchủ tịch Hội đồng xét tuyển dụng viên chức GV phổ thông, mầm non tỉnh BìnhĐịnh.
- Theo quy chế và hướng dẫn xét tuyển năm nay thì số thí sinh (TS) là người dân tộc, TS sống ở các huyện miền núi, vùng khó khăn sẽ được ưu tiên nhiều hơn trong xét tuyển?
Từ 15 đến 25-8, tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xét sơ tuyển ở hội đồng sơ tuyển cấp huyện, thành phố (cấp I, II) và tại hội đồng xét tuyển của tỉnh (cấp III và THCN); từ 25-8 đến 5-9, Hội đồng xét tuyển của tỉnh sẽ tiến hành xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển.
* Đúng vậy! Trước đây, TS là người dân tộc thiểu số, người sinh sống ở vùng khó khăn, người trong diện chính sách... chỉ được cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển. Còn năm nay (2004), TS là người dân tộc thiểu số, người sinh sống ở các huyện miền núi, các xã hải đảo, bãi ngang, xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên xét tuyển trước. Nếu còn chỉ tiêu, mới xét đến TS là người của địa phương khác. Thứ tự ưu tiên được xếp như sau: 1- người dân tộc thiểu số về công tác tại địa phương sinh sống; 2- bản thân là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; 3- bản thân là thương binh; 4- bản thân là con liệt sĩ; 5- con thương binh, bệnh binh; 6- người có học vị tiến sỹ phù hợp với chuyên ngành tuyển dụng; 7- người có học vị thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành tuyển dụng; 8- người tốt nghiệp đạt xuất sắc, khá và người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
- Kể từ năm học 2004-2005, giáo sinh sẽ không được xét tuyểnvào biên chế Nhà nước?
* Việc thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức sự nghiệp theo Nghị định 116 của Chính phủ, trong đó có viên chức GV ngành GD-ĐT, trước đây được thực hiện theo Nghị định 95 của Chính phủ (những người có đủ điều kiện thì được thi tuyển hoặc xét tuyển vào biên chế nhà nước). Hiện nay, thực hiện theo Nghị định 116, TS sau khi được thi tuyển hoặc xét tuyển vào ngành phải có thời gian thử việc (đối với người tốt nghiệp đại học là 1 năm, tốt nghiệp trung học và cao đẳng là 6 tháng). Sau thời gian này, đơn vị sử dụng lao động sẽ tiến hành hợp đồng dài hạn hoặc không thời hạn và có quyết định bổ nhiệm vào ngành đối với giáo sinh có đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của ngạch viên chức.
- Như vậy việc xét tuyển vào hợp đồng dài hạn hoặc không thời hạn không có gì khác so với việc xét tuyển vào biên chế nhà nước?
* Hợp đồng dài hạn hay hợp đồng không thời hạn thực chất vẫn là trong biên chế nhà nước, được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như một biên chế nhà nước. Ở đây, chỉ là sự thay đổi tên gọi.
- Đối với số TS các năm trước đã được xét tuyển vào hợp đồng để chờ vào biên chế nhà nước thì sao, thưa ông?
* Trước đây, có 2 hình thức hợp đồng, một là bản thân trường đó được hợp đồng GV để giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu GV, loại hợp đồng này không nằm trong chỉ tiêu biên chế. Hình thức hợp đồng thứ hai là giáo sinh đã được xét trúng tuyển vào hợp đồng (tính trong chỉ tiêu biên chế, có quyền lợi như một viên chức biên chế). Đối với số GV được hợp đồng không nằm trong chỉ tiêu biên chế sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, khi trúng tuyển, phải thực hiện chế độ thử việc, sau thời gian thử việc mới được hợp đồng dài hạn hoặc không thời hạn. Còn đối với số GV đã được xét tuyển vào hợp đồng trong biên chế nhà nước nếu đã có đủ thời gian hợp đồng (thay cho thời gian thử việc) thì được xét vào hợp đồng dài hạn hoặc hợp đồng không thời hạn và có quyết định bổ nhiệm vào ngành.
- Cám ơn ông!
. Quỳnh Hoa (Thực hiện)
Năm học 2004-2005, không xét tuyển dụng đối với TS của những ngành ngoài sư phạm kể cả có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm. Riêng đối với TS tốt nghiệp trung học nhạc, họa (loại khá trở lên, hệ chính quy tập trung) ở các trường Trung học Văn hóa nghệ thuật, có chứng chỉ học xong chương trình bồi dưỡng sư phạm có thể được xét tuyển dụng vào các trường tiểu học. Đối với GV dạy nhạc, họa ở bậc THCS phải tốt nghiệp CĐSP nhạc, họa hệ chính quy tập trung trở lên. Đối với GV dạy TDTT ở bậc THCS và THPT phải tốt nghiệp CĐSP TDTT hệ chính quy tập trung trở lên. TS tốt nghiệp CĐSP TDTT có thể dạy ở bậc THCS còn ĐHSP TDTT dạy ở bậc THPT. Tốt nghiệp ĐH TDTT ở các trường không phải sư phạm phải có chứng nhận học xong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (do trường được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo và cấp chứng chỉ) trước ngày xét tuyển thì có thể được xét vào dạy ở các trường THPT.