Sẽ xây dựng 5 khu đa dạng sinh học
14:48', 22/9/ 2004 (GMT+7)

Bình Định là một trong 6 tỉnh nằm trong vùng thực hiện chương trình "Bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn" - chương trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến công tác bảo tồn thiên nhiên trên quy mô lớn. PV Báo Bình Định đã có cuộc đối thoại với ông Nguyễn Hiếu Hòa - Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh - về tiến độ triển khai chương trình tại Bình Định.

* Bình Định là một trong 6 tỉnh thuộc chương trình "Bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn". Điều đó có ý nghĩa gì, thưa ông?

- Đồng thời với chiến lược "Quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010" (do Bộ NN-PTNT cùng Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) chương trình Đông Dương hợp tác thực hiện), Bộ NN-PTNT và WWF cũng xây dựng chương trình "Bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn". Đây là chương trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến công tác bảo tồn thiên nhiên trên quy mô lớn, nhằm thiết lập, tổ chức và quản lý một cách bền vững hệ thống các khu bảo tồn, giúp duy trì sự đa dạng sinh học và những cảnh quan độc đáo của Việt Nam. Khu vực Trung Trường Sơn đã được các nhà khoa học trên thế giới xác định là một trong hơn 200 vùng sinh thái quan trọng toàn cầu, bao gồm 6 tỉnh là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định và TP Đà Nẵng. Cảnh quan này có giá trị đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của rất nhiều loài độc đáo và đang bị đe dọa như hổ, mang gạc lớn, voọc chà vá chân xám, sao la...

* Ở Bình Định, dự án được triển khai đến đâu rồi, thưa ông?

- Sau khi tham gia lớp tập huấn xây dựng dự án do Ban điều hành chương trình "Bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn" tổ chức cho 6 tỉnh trong khu vực Trung Trường Sơn tại Bình Định và nghiên cứu, khảo sát thực tế, Chi cục Kiểm lâm và Sở NN-PTNT tỉnh đã thống nhất sẽ xây dựng 5 khu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Đó là các khu: vùng rừng núi An Toàn, di tích lịch sử vườn cam Nguyễn Huệ, di tích lịch sử cách mạng Núi Bà, khu vực Ghềnh Ráng và đầm Thị Nại. Hiện chúng tôi đang báo cáo lên UBND tỉnh về việc này. Kế hoạch xây dựng các khu đa dạng sinh học này sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2010, trong đó hiện có một khu đang được tiến hành, đó là phục hồi hệ sinh thái Cồn Chim (đầm Thị Nại).

Dự án thực chất là việc xây dựng những vùng đệm, nhằm liên kết những khu bảo tồn biệt lập nằm rải rác trên vùng Trường Sơn, hình thành một mạng lưới bảo tồn rộng lớn. Người dân trong khu vực này không phải di dời đi nơi khác như ở các dự án bảo tồn riêng lẻ. Họ sẽ được hướng dẫn để cải thiện kinh tế gia đình, có cuộc sống thân thiện với môi trường, đồng thời trực tiếp tham gia bảo vệ đa dạng sinh học.

. Nguyên Sương (thực hiện)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vì sao giáo viên dạy các lớp học linh hoạt chưa được nhận trợ cấp sinh hoạt phí?   (21/09/2004)
Nên chỉ có hai loại hình trường: công lập và tư thục  (15/09/2004)
Không có chuyện Trường chuyên "vừa đá bóng, vừa thổi còi"  (14/09/2004)
Cấp sổ đỏ tại Quy Nhơn: Vừa làm, vừa chờ   (09/09/2004)
Tìm các nhà tài trợ dài hơi để hỗ trợ học sinh nghèo   (25/08/2004)
Vì sao giống lúa lai chưa được sản xuất đại trà ?   (24/08/2004)
Du lịch Bình Định: Những tiền đề phát triển  (20/08/2004)
Ứng dụng chế phẩm EM: Bước đầu đã có những hiệu quả  (17/08/2004)
Ưu tiên xét tuyển những thí sinh người dân tộc thiểu số và vùng khó khăn   (13/08/2004)
Đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có thêm điều kiện thoát nghèo  (12/08/2004)
Mô hình trường bán công ở Hoài Ân khó phát triển   (10/08/2004)
BIDIPHAR sẽ không phụ lòng tin yêu của người tiêu dùng  (05/08/2004)
Hải quan Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn nói gì về lô hàng 20 tấn bao bì nhựa PP?  (04/08/2004)
Tạm ngưng nhập giống gia cầm là nhằm kiểm soát dịch cúm gia cầm được tốt hơn   (03/08/2004)
Hội chợ sẽ được tổ chức quy mô và hoành tráng  (01/08/2004)