Tạo điều kiện để việc mua bán kiệu được dễ dàng
10:59', 12/1/ 2005 (GMT+7)

Theo dự báo, vụ kiệu năm nay Phù Mỹ - vùng kiệu lớn nhất Bình Định, sẽ đạt sản lượng khoảng 1.200 tấn. Hiện UBND huyện Phù Mỹ đang tác động trên một số lĩnh vực để việc tiêu thụ kiệu được dễ dàng. Phóng viên Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Huỳnh Văn Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện về những vấn đề này.

- Thưa ông, được biết huyện Phù Mỹ đã có một số tác động để giúp bà con nông dân và tiểu thương mua bán kiệu dễ dàng hơn. Liệu những tác động này có thể nâng giá kiệu lên không?

* Chúng tôi chưa đặt ra mục tiêu giúp nâng giá kiệu nhờ những tác động của mình. Thật lòng mà nói điều ấy là rất phức tạp và khó. Những tác động như: san ủi, trải cấp phối cho tuyến tỉnh lộ 631 về vùng trọng điểm kiệu Mỹ Trinh sẽ làm việc lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, không có khâu trung chuyển sẽ giúp chi phí vận chuyển hạ thấp; huyện cũng đã chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn tại những điểm mua bán, tuyệt đối không để xảy ra tệ nhũng nhiễu, "xin đểu" gây thiệt hại cho người thu mua kiệu. Thật ra không phải đến năm nay chúng tôi mới nghĩ đến chuyện này, từ nhiều năm trước huyện đã triển khai rồi, không có sức để làm trọn một lần nên phải làm mỗi năm mỗi ít. Nay, đường sá từ Mỹ Trinh sang Mỹ Hòa về chợ Phù Mỹ đã được đúc bê tông, cầu cống cũng kiên cố hơn nên việc vận chuyển cũng nhanh hơn trước rất nhiều. Nếu đi theo tuyến Mỹ Trinh ra Quốc lộ 1A, hơn một nửa đoạn đường đã được đổ bê tông nhựa, đoạn còn lại được đổ cấp phối (chờ dự án ADB 5 đổ bê tông nhựa)…

- Nhưng như vậy theo nông dân là vẫn còn ít, thưa ông?

* Đúng, bà con nông dân xứng đáng được giúp đỡ nhiều hơn, và thật ra đó là nhiệm vụ của chúng tôi đấy chứ. Chiều 11-1 tôi đã đốc thúc cán bộ các phòng ban, cơ quan có chức năng liên quan phải nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ đã được phân công. Đó là chuyện trước mắt, về lâu dài, chúng tôi đã bắt đầu lo cho chuyện giống kiệu đặc sản bị thoái hóa. Kiệu thì nhiều nơi trồng, nhưng hương vị của kiệu Phù Mỹ rất đặc biệt. Không vậy thì cứ mua kiệu ở Long An, Tây Ninh, Khánh Hòa cũng được chứ ra tuốt ngoài mình làm gì. Phải chọn lọc và giữ giống. Rồi còn chuyện phải tính toán làm sao để giúp bà con hạ chi phí sản xuất… Thậm chí, tôi còn nghĩ đến chuyện rau sạch Nhơn Phú, nước mắm An Nhơn đã vào đến tận siêu thị, vậy thì can cớ gì kiệu Phù Mỹ không thể vào trong đó. Vào được, giá sẽ khác chứ. Chuyện gì làm được ngay chúng tôi sẽ cố làm liền.

. Bá Phùng (thực hiện)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khung giá đất mới sẽ góp phần vào việc bình ổn thị trường nhà đất   (10/01/2005)
Bệnh phong đang được kiểm soát rất tốt  (29/12/2004)
Hội thi sáng tạo kỹ thuật là cơ sở để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp  (21/12/2004)
Thiếu kinh phí xây dựng nút tín hiệu điều khiển giao thông   (01/12/2004)
CEPECE - một cầu nối giúp học sinh Bình Định du học   (30/11/2004)
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Bao giờ thực hiện theo mẫu mới  (19/11/2004)
Ngành học mầm non sẽ phát triển theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa  (10/11/2004)
Phát huy hơn nữa thế mạnh của từng địa phương trên lĩnh vực thương mại   (08/11/2004)
Sản xuất nông nghiệp năm 2005: Nhiều khả năng sẽ thiếu nước tưới   (08/11/2004)
Động lực mới để du lịch Bình Định cất cánh   (03/11/2004)
Mười ba bị can ra hầu tòa  (28/10/2004)
Sẽ hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch xóa 3.000 nhà ở đơn sơ  (27/10/2004)
Nên xây dựng chung cư cao tầng hơn là phân lô bán đất  (27/10/2004)
Mô hình trường HSMN trên đất Bắc là bài học quý cho ngành giáo dục hôm nay  (26/10/2004)
Dịch tôm ở Huỳnh Giản là bài học đắt giá cho người nuôi tôm  (24/10/2004)