Bạn đọc viết:
“Tam sao thất bổn”
10:7', 28/4/ 2003 (GMT+7)

Bình Định là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử – văn hóa. Chỉ riêng phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đứng đầu là người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, cũng đủ để rạng danh mảnh đất “Thang Mộc” này. Những dấu tích văn hóa Champa, văn hóa Tây Sơn… đã tạo nên một không khí huyền thoại bao trùm nước non Bình Định. Rồi nghệ thuật tuồng (gắn liền với tên tuổi Danh nhân Văn hóa Đào Tấn), dân ca bài chòi cũng đã thăng hoa từ chiếc nôi Bình Định…

Nhờ hệ thống thông tin đại chúng, người trong và ngoài nước biết rằng Bình Định được mệnh danh là đất võ, đất tuồng. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo… đã góp phần công sức làm cho tiếng thơm Bình Định bay xa. Nhưng cũng thật đáng buồn vì gần đây một số tác giả viết về đất nước, con người, văn hóa Bình Định có nhiều sai lệch, không đúng với sự chân thật vốn có về sự kiện, con người, văn bản học… Sự “chấp bút” thiếu trách nhiệm, vô tội vạ như vậy sẽ rất tác hại về mặt khoa học. Xin nêu ra đây vài trường hợp.

Trong bài “Nhạc võ Tây Sơn còn một chút này” của tác giả T.A, đăng trên báo An ninh thế giới, số Xuân Quý Mùi, cho rằng nghệ sĩ Nguyễn Thị Thuận (cán bộ của Bảo tàng Quang Trung – Tây Sơn, chuyên biểu diễn tiết mục 12 trống) là một nữ võ sư, là hậu duệ của ba anh em nhà Tây Sơn. Thực chất, nghệ sĩ Nguyễn Thị Thuận chuyên biểu diễn trống chứ không phải là võ sư. Có lẽ tác giả muốn tô đậm chất võ của bài viết nên mới gán thêm chức võ sư cho chị Thuận. Đồng thời tác giả nghiệm ra rằng chị Thuận họ Nguyễn, lại có quê quán ở Tây Sơn, thế thì đích danh là hậu duệ của ba anh em nhà Tây Sơn rồi! !! Riêng phần tác giả “luận” về “nhạc võ Tây Sơn” cũng đã có nhiều điều cần bàn. Nhưng mà thôi, bởi người am hiểu về văn hóa Bình Định chỉ cần đọc bài báo cũng đã biết tác giả “nổ” đến mức nào!

Trong bài “Người xưa với hoa mai” đăng trên tạp chí Cây thuốc quý, số Tết Quý Mùi, của tác giả NNT, ở đoạn nói đến việc Đào Tấn yêu hoa mai, không hiểu tác giả chép lại bài thơ “Đề Mai sơn thọ viên” của Đào Tấn ở đâu và viết gửi cho báo như thế nào mà bài thơ này được in ra như sau:

Nhàn hướng mai sớm bốc thọ vôn

Thạch đầu cao cứ tiếu vô ngôn

Mai tăng tha nhật tăng mai cốt

Ứng hữu mai ba tác mộng hồn

Để đối chiếu đúng-sai, xin chép lại bài thơ “Đề Mai sơn thọ viên” in trong tập “Thơ và từ Đào Tấn” – NXB Văn học 1987:

Nhàn hướng Mai sơn bốc thọ viên

Thạch đầu cao cứ tiếu vô ngôn

Mai sơn tha nhật tàng Mai cốt

Ưng hữu mai hoa tác mộng hồn

Như vậy, bài thơ chỉ 4 câu, 28 từ mà tác giả NNT đã chép sai đến 6 từ thì còn đâu là ý nghĩa. Nếu nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn (chuyên nghiên cứu về Đào Tấn) mà đọc được bài thơ in trên tạp chí Cây thuốc quý chắc ông sẽ phải khóc thét lên và bỏ uống bia đến 6 ngày vì… tức!

. Nguyễn Nam

(Quy Nhơn)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Văn hóa… bánh tráng  (28/04/2003)
Nghĩ về mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và thơ  (28/04/2003)
Làng mới Cà Bưng – Niềm vui và ước vọng  (28/04/2003)
Làm gì để bảo vệ và khai thác bền vững đới ven bờ?   (28/04/2003)
Ôn cố tri tân  (28/04/2003)
“Tôi vẫn còn mắc nợ nhân dân Bình Định…”  (28/04/2003)
Hạnh phúc  (27/03/2003)
Lễ hội “Hành trình di sản”  (27/03/2003)
Vài kỷ niệm với tác giả Tống Phước Phổ và NSND Nguyễn Lai  (27/03/2003)
Chân dung người anh hùng đánh bom cảm tử Ngô Mây  (28/03/2003)
Bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững  (27/03/2003)
Lễ hội Vía Bà – Nhơn Phong  (27/03/2003)
Vấn đề kế thừa và phát triển nhạc tuồng ở Nhà hát tuồng Đào Tấn  (27/03/2003)
Hòa bình  (21/03/2003)
Con trai ông cá voi  (20/03/2003)