Ông Phạm Quang Bắc, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn:
Học sinh đã lĩnh hội được một lượng kiến thức nền rất lớn cho tương lai
16:25', 27/5/ 2003 (GMT+7)

3 Năm qua, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã gặt hái rất nhiều giải học sinh giỏi (HSG) các cấp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng HSG của Bình Định trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Phạm Quang Bắc xung quanh chuyện đào tạo “mũi nhọn”.

- Xin ông cho biết về thành tích của học sinh Lê Quý Đôn đạt được tại các cuộc thi HSG, Olympic…?

+ Năm học đầu tiên, chúng tôi có 57 giải HSG cấp tỉnh;13 giải HSG quốc gia, 19/23 học sinh dự thi đạt huy chương Olympic 30-4 toàn miền Nam. Năm học 2001-2002, có 120 học sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, 25 học sinh đạt giải HSG cấp quốc gia và 31/33 học sinh đạt huy chương Olympic 30-4; 100 % số học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp, trong đó có 96,42% số học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Còn năm học này, trường vừa có 35 giải HSG quốc gia (1 nhất, 9 nhì, 20 ba và 5 KK) và 34/36 huy chương Olympic 30-4 (17 vàng, 12 bạc, 5 đồng). Chất lượng các giải qua mỗi năm cũng cao hơn.

- Để có được kết quả tốt đẹp này, hẳn nhà trường đã có những “tuyệt chiêu” trong công tác đào tạo?

+ Để có nhiều giải học sinh giỏi quốc gia, rõ ràng là không thể làm theo cách cũ của những năm trước (không có chương trình chuyên, dạy học sinh giỏi cũng như học sinh bình thường rồi chọn những học sinh trội hơn vào đội tuyển, bồi dưỡng và tham gia thi). Do được thành lập trường chuyên nên trường Lê Quý Đôn có chương trình dạy và học cũng như những phương pháp riêng của mình. Chẳng hạn, chúng tôi có biện pháp kích thích giáo viên dành hết khả năng và nhiệt tâm cho từng học sinh của mình ở mỗi môn học theo nguyên tắc thưởng - phạt công bằng. Ngoài ra, học sinh còn được trường mời nhiều thầy giáo giỏi của trường ĐHSP Quy Nhơn và Hà Nội vào giảng dạy theo các chuyên đề. Qua các lớp này, không chỉ học sinh học mà giáo viên của trường cũng tham gia học nên đã nâng tầm của mình lên rất nhiều.

- Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng HSG, đỉnh cao luôn ở phía trước, nhất là khi HS Bình Định còn dự thi trong bảng B và vẫn chưa có những em đạt giải HS giỏi cấp quốc tế. Ông nghĩ gì về vấn đề này?

+ Trong cuộc thi Olympic 30-4 dành cho HSG toàn miền Nam, có học sinh của các tỉnh, thành phố đang dự thi HSG quốc gia trong bảng A, nhưng học sinh của trường vẫn đoạt được những thành tích rất cao: có tỷ lệ học sinh đạt giải cao nhất, môn Hóa học xếp thứ nhất toàn miền Nam, môn Vật lý đứng thứ nhì toàn miền Nam, môn Sinh học xếp thứ ba toàn miền Nam. Do đó, nếu các em thi ở bảng A, tôi nghĩ kết quả vẫn sẽ cao.

Có được nhiều giải HSG quốc gia là điều đáng mừng, nhưng cái được lớn nhất của HS trường chuyên là các em đã được lĩnh hội một lượng kiến thức nền rất lớn mà các thầy cô giáo ở trường đã truyền thụ cho. Những kiến thức đó chỉ mới thể hiện một phần rất nhỏ qua bài thi học sinh giỏi các cấp. Đây chính là nền tảng để các em tiếp tục phát huy tài năng của mình trong tương lai.

. Ngọc Quỳnh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Làng nón bây giờ  (27/05/2003)
Ghi nhận từ Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp miền Trung – 2003  (27/05/2003)
Nếp nhà  (28/04/2003)
Thăm làng địa đạo Vịnh Mốc   (28/04/2003)
Chợ quê  (28/04/2003)
Đôi điều về tượng đài Trần Hưng Đạo  (28/04/2003)
Những người tô màu xanh cho phố   (28/04/2003)
Vì sao APTECH được chọn làm đối tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin ở Bình Định?  (28/04/2003)
Gươm đàn nửa gánh  (28/04/2003)
Ghi nhớ về ngôi thành cổ Bình Định  (28/04/2003)
“Tam sao thất bổn”  (28/04/2003)
Văn hóa… bánh tráng  (28/04/2003)
Nghĩ về mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và thơ  (28/04/2003)
Làng mới Cà Bưng – Niềm vui và ước vọng  (28/04/2003)
Làm gì để bảo vệ và khai thác bền vững đới ven bờ?   (28/04/2003)