Trong tinh thần trọng học
8:56', 26/11/ 2004 (GMT+7)

Dân tộc ta có tiếng là một dân tộc trọng sự học hành. "Học hành" ở đây hàm ý rộng, có nghĩa là cả người thầy, người dạy học, những người tham gia thúc đẩy sự đi lên của thế giới tri thức; người đi học, ham học và cả những không gian diễn ra hoạt động học hành. Khởi nguyên và cũng là điểm chuyển tải tri thức chính là những người thầy vì thế khi nhắc đến sự học dân ta nghĩ ngay đến người thầy. Trong tất cả những nền văn hóa lớn, người thầy luôn chiếm vị trí trang trọng. Truyền thống "tôn sư trọng đạo" trăm năm ấy đã là một thành tố góp phần làm nên nền văn hiến Việt Nam.

Bình Định quá nổi tiếng về võ thuật, có lẽ vì thế mà phần học thuật, văn chương bị khuất đi mấy phần. Nhưng không phải vì thế mà đất Bình Định lại thua kém chuyện học hành. Không chỉ là mảnh đất đã sản sinh ra những bậc kỳ tài trong thiên hạ như: Quang Trung - Nguyễn Huệ, Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Đào Tấn... Bình Định còn là mảnh đất lành để nhân tài phương xa tìm về, ở lại và phát triển như Đào Duy Từ, Hàn Mặc Tử... Nếu không trọng học, không ham học ắt đất Bình Định sẽ không sản sinh hoặc nuôi dưỡng được những tài năng như Giáo sư toán học Nguyễn Cang, Lê Văn Thiêm (quê gốc ở Hà Tĩnh).

Nói như vậy để thấy rằng, người Bình Định có truyền thống trọng học từ xa xưa và truyền thống ấy đã được duy trì, phát triển tốt thể hiện qua việc nhiều nhân tài đã thành danh xuất phát từ quê hương này.

Trong mít tinh chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư khẳng định: Đảng ta coi việc tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ trọng yếu vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Chúng ta cần phấn đấu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn để không ngừng phát triển cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nêu cao văn hiến dân tộc.

Với quan điểm tôn trọng sự học, sự nghiệp giáo dục như vậy, và cùng với việc vấn đề chấn hưng giáo dục đang được Quốc Hội dành nhiều thời gian quan tâm, ta có thể tin rằng "lợi ích trăm năm trồng người" sẽ gặt hái nhiều thành tựu to lớn hơn thời gian qua.

. Học Phong

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thú câu cá đồng  (23/10/2004)
Săn trùn biển  (23/10/2004)
Một địa chỉ từ tâm  (23/10/2004)
Phù Cát hướng tới những cánh đồng chuyên canh  (23/10/2004)
Phụ nữ Việt Nam đồng hành cùng thời đại mới  (23/10/2004)
Phong trào phụ nữ qua nửa nhiệm kỳ đại hội  (23/10/2004)
Hoài Ân: Tiếc quá cây dâu!  (23/10/2004)
Mùa cá chua  (23/10/2004)
Giải pháp nào để chấn chỉnh và quản lý hiệu quả?  (23/10/2004)
Đem thiên nhiên vào nhà  (23/10/2004)
Thơ  (23/10/2004)
Trăng sao trong tim, thuyền bến trên trời  (23/10/2004)
Bảo tồn nghệ thuật truyền thống: Xin đừng bỏ gốc lấy ngọn  (23/10/2004)
Người con gái của núi rừng  (23/10/2004)
Xa vẳng trống tuồng  (23/10/2004)