Thứ sáu, ngày 9/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Ngày xuân lạm bàn về thú chơi cây cảnh
14:56', 29/1/ 2005 (GMT+7)

Thú chơi cây cảnh ở nước ta có từ thời xa xưa, chủ yếu là tầng lớp thượng lưu, chơi để dưỡng tâm, dưỡng thần, hạn chế dục vọng. Cũng không ít người dùng cây cảnh để tô vẽ thêm cuộc sống giàu sang, quyền thế của mình. Thời phong kiến, nghệ thuật chơi cây cảnh từ dân gian đến chốn cung đình ít nhiều chịu ảnh hưởng trường phái cổ điển Trung Quốc. Theo trường phái này, cây cảnh bất luận loại gì cũng phải mang dáng vẻ của những con vật quý hiếm như: Long, Lân, Quy, Phụng, Hạc, Lộc Bộ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng tượng trưng cho quyền lực, thành đạt, sống lâu, phú quý. Hạc, Lộc thể hiện sự phong lưu, tao nhã, hạnh phúc. Mỗi tư thế của mỗi con vật cũng hàm chứa những hoài bão riêng. Thế "Thần long bái vĩ", thế "Mãnh hổ giáng lâm" thể hiện sự mơ ước có sức mạnh, thâu tóm quyền lực, làm nên sự nghiệp lớn lao. Thế "Phụng hoàng đăng sơn", thế "Bạch hạc đơn vũ" nói lên niềm khao khát tự do, thanh nhàn, hạnh phúc. Ngoài các thế, dáng kiểng nói trên, còn có nhiều thế, dáng khác do nghệ nhân tự tạo, ký thác hoài bão của mình.

Ngày nay, dân chơi kiểng chạy theo trường phái Bonsai, Hà Lan, Nhật Bản. Do vậy, trường phái kiểng cổ điển không còn chiếm địa vị độc tôn. Theo trường phái kiểng Bonsai, cây kiểng cứ để phát triển thoải mái, tự nhiên. Tuy vậy, muốn cho cây có bộ gốc rễ hấp dẫn, chi nhánh cân đối, có tư thế đạt đến nghệ thuật hoàn hảo thì cũng phải cần đến bàn tay điêu luyện của nghệ nhân giàu óc tưởng tượng và lòng kiên trì, nhẫn nại.

Cây kiểng theo phong cách Bonsai rất chú trọng đến bộ gốc, rễ. Từ bộ gốc rễ hài hòa, cân đối có sẵn, người chơi kiểng sẽ gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình qua cách tự tạo ra các thế cây. Nhiều thế cây khá phổ biến hiện nay như: thế "Trực cảm" tượng trưng đức tính ngay thẳng, liêm khiết, bộc trực; thế "Huyền nhai" thể hiện tâm hồn thoáng đãng, lãng mạn, phong lưu; thế "Xiêu phong", thế "Hoành phi" chỉ ý thức vươn lên, quyết không khuất phục trước bạo lực. Nói chung, cũng như cây kiểng theo trường phái cổ điển, mỗi thế kiểng Bonsai đều thể hiện một tính cách độc đáo riêng. Tùy tâm tính của người chơi mà chọn dáng cây sao cho thích hợp.

Giới chơi cây kiểng Bonsai, ngoài kỹ thuật lão hóa, thu gọn dáng cây, họ còn lắp ghép cây kiểng vào đá núi, san hô, gốc cây khô… để tạo ra một khoảng thiên nhiên thơ mộng đầy ấn tượng như: cảnh cây đa bến cũ, cảnh hang động sầm uất, cảnh ghềnh đá cheo leo, cảnh miền quê êm ả… Tất nhiên để việc lắp ghép đạt đến nghệ thuật hoàn hảo đòi hỏi nghệ nhân phải có trình độ thẩm mỹ cao, óc tưởng tượng phong phú.

Qua thú chơi cây kiểng, ở chừng mực nào đó, ta có thể nói, con người đã sáng tạo ra quang cảnh thiên nhiên sinh động và hấp dẫn. Thật là thú vị, sau những giờ phút lao động cực nhọc, ngồi bên ly trà xanh bốc khói, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng được thu hẹp trong chậu kiểng mi ni đặt trên bàn nước, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, phiêu bồng.

Vào những ngày giáp Tết cổ truyền dân tộc, cây kiểng đủ loại, đủ cỡ, mang nhiều dáng vẻ độc đáo xuất hiện rải rác trong khu chợ hoa muôn màu, muôn sắc, ngào ngạt hương thơm, thu hút đông đảo dân chơi kiểng sành điệu từ các nơi đến thưởng lãm.

Bình Định với nhiều đồi núi nên được coi là có nguồn kiểng phong phú. Hằng năm, cứ vào tiết thu khí trời mát mẻ, cánh trai tráng các vùng Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, thành phố Quy Nhơn tổ chức thành từng đoàn mang theo lương thực và dụng cụ như xà beng, cưa, rựa, cuốc chim, đục…, kéo nhau đi đào cây kiểng núi. Sau nhiều ngày băng rừng lội suối, họ hồ hởi mang về đủ loại nào là mai, sơn tùng, bồ đề, sơn liễu, sam, chùm rụm, vảy ốc… Vì vậy, Bình Định được coi là nơi cung cấp nhiều loại kiểng quý cho các tỉnh phía Nam lẫn phía Bắc.

Nghệ thuật chơi cây kiểng ở Bình Định nói riêng, cả nước nói chung tuy có ảnh hưởng các trường phái Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc… nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Chơi cây cảnh dù là trường phái Bonsai hay cổ điển vẫn là thú chơi phong lưu, tao nhã, vừa có tính nghệ thuật vừa mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.

Qua thú chơi cây kiểng, con người đã gửi gắm vào đó tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời thể hiện ý chí vươn tới chân - thiện - mỹ...

. Trần Quang Lộc

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Lâm trang trại ở tuổi 67  (29/01/2005)
Phiêu lưu cùng cascadeur nữ  (29/01/2005)
Chính sách ngoại giao có gì mới?  (29/01/2005)
Những ngày gió đông bạn gái mặc gì  (29/01/2005)
Liệu Hoa Lâm Bình Định có lập nên kỳ tích mới?  (29/01/2005)
Những bước chân thầm lặng  (29/01/2005)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (29/01/2005)
Câu lạc bộ Bình Định nguyệt san   (29/12/2004)
Vụ án trong quán cà phê và tên cướp mới ra tù   (29/12/2004)
Santa Claus: Hình tượng cho cuộc sống của tình yêu thương   (29/12/2004)
Thợ cắt tóc   (29/12/2004)
Vài phút với ông đồ thời @   (29/12/2004)
Chuyện của Bá Thạch   (29/12/2004)
Đường ra trận xanh mát hồn thơ   (29/12/2004)
Thơ   (29/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn