Thứ tư, ngày 7/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Tinh thần hiếu học của người Bình Định xưa và dòng họ "tứ đại khoa danh"
15:13', 29/1/ 2005 (GMT+7)

Theo "Quốc triều Hương khoa lục", Trường Thi Bình Định từ khi ra đời (1852) đến khoa thi cuối cùng (1915), trong vòng 63 năm đã mở 22 khoa thi và chọn được 342 vị cử nhân. Riêng sĩ tử Bình Định chiếm 194 vị, còn lại 148 vị thuộc các tỉnh: Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và một vài nơi khác. Kết quả ấy cho thấy rằng: người Bình Định xưa rất hiếu học.

Mặc dù Bình Định có Trường Tỉnh học từ đời Gia Long (1802), thế nhưng phải đến năm Tự Đức thứ 3 (1850) mới có chỉ dụ thành lập Trường Thi Bình Định. Đến năm Tự Đức thứ 5 (1852) Trường Thi Bình Định mới mở khoa thi đầu tiên. Trường Thi Bình Định ra đời trở thành nơi hội tụ của sĩ tử 4 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (về sau thu nhận thêm sĩ tử Bình Thuận và một số nơi khác).

Một số vị khoa bảng tại Văn chỉ Tuy Phước năm 1932: Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo, Phó bảng Đào Phan Duân, Tú tài Trần Trọng Giải, Cử nhân Trần Đình Tân...

So với các Trường Thi khác như Thừa Thiên, Thăng Long, Nghệ An, Gia Định… thì Trường Thi Bình Định ra đời muộn hơn. Sự ra đời của Trường Thi là một động lực tác động mạnh mẽ vào tinh thần hiếu học của từng sĩ tử, từng dòng họ ở Bình Định. Trong 22 khoa thi của Trường Thi Bình Định, sĩ tử Bình Định chiếm 12 thủ khoa, Quảng Ngãi 10 thủ khoa, các tỉnh còn lại không có thủ khoa. Tinh thần hiếu học, khuyến học của người Bình Định xưa thật đáng trân trọng, tinh thần ấy được thể hiện trong những câu hát: Lúc sĩ tử Quảng Ngãi giành thủ khoa: "Tiếc công Bình Định xây thành/ Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa". Khi sĩ tử Bình Định liên tiếp 3 khoa chiếm vị trí thủ khoa: "Tiếc công Quảng Ngãi đường xa/ Để cho Bình Định thủ khoa 3 lần". Riêng một nhà ở làng Xuân Quơn (ngày nay là Xuân Quang - phường Ghềnh Ráng - TP. Quy Nhơn) có 3 con đi thi đều đậu cả 3 (2 cử nhân, 1 tú tài). Khoa ấy Khánh Hòa chỉ đậu một cử nhân: "Một tỉnh Khánh Hòa không bằng một nhà Xuân Quơn".

Sự hiếu học ấy đã tạo điều kiện cho Bình Định sản sinh nhiều bậc lương đống, trung thần, hiển hoạn, đại khoa. Và, trong những dòng họ khoa bảng ở Bình Định dưới thời phong kiến, chỉ có một dòng họ được người đời khen tặng 4 chữ "Tứ Đại Khoa Danh" (bốn đời tiếng tăm do đỗ đạt). Đó là dòng họ Lê ở thôn An Cửu, nay thuộc xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước.

Đời thứ nhất: Lê Doãn Xuân (1799-1840) đỗ đầu kỳ thi Hương (Giải nguyên) trong 32 cử nhân khoa Đinh Dậu năm Minh Mạng thứ 18 (1837) tại Trường Thi Thừa Thiên.

Đời thứ hai: Lê Thuần tự Khải (1828-1890) con ông Lê Doãn Xuân, đỗ tú tài. Ông có 2 người con đều thi đỗ cử nhân, đó là Lê Tấn và Lê Thân.

Đời thứ ba: Lê Tấn tự Bích (1855-1908) đỗ cử nhân thứ 5/18, tại Trường Thi Bình Định khoa Đinh Dậu năm Thành Thái thứ 9 (1897).

Lê Thân tự Tử Văn (?-1908) đỗ đầu (Giải nguyên) kỳ thi Hương tại Trường Thi Bình Định khoa Ất Dậu năm Hàm Nghi thứ nhất (1885). Khoa này trúng tuyển 8 cử nhân, trong số đó có Mai Xuân Thưởng lãnh tụ phong trào Cần Vương ở Bình Định sau này.

Đời thứ 4: Lê Doãn Sằn (1883-1948) con ông Lê Tấn, đỗ cử nhân thứ 7/18 tại Trường Thi Bình Định khoa Nhâm Tý năm Duy Tân thứ 6 (1912); Lê Hiếu Thuật, con của Giải Nguyên giáo thọ Lê Thân, đỗ tú tài.

Hiện nay con cháu họ Lê tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ, nhiều người đỗ đạt cao. Truyền thống hiếu học, khuyến học của người Bình Định xưa và tấm gương hiếu học của họ Lê "Tứ Đại Khoa Danh" ở thôn An Cửu đáng được nêu cao để các thế hệ sau noi theo.

. Nguyễn Thanh Quang

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Con gà rắc rối  (29/01/2005)
Những ký ức không phai  (29/01/2005)
Đòn bánh tét của bà  (29/01/2005)
Ngày xuân lạm bàn về thú chơi cây cảnh  (29/01/2005)
Lâm trang trại ở tuổi 67  (29/01/2005)
Phiêu lưu cùng cascadeur nữ  (29/01/2005)
Chính sách ngoại giao có gì mới?  (29/01/2005)
Những ngày gió đông bạn gái mặc gì  (29/01/2005)
Liệu Hoa Lâm Bình Định có lập nên kỳ tích mới?  (29/01/2005)
Những bước chân thầm lặng  (29/01/2005)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (29/01/2005)
Câu lạc bộ Bình Định nguyệt san   (29/12/2004)
Vụ án trong quán cà phê và tên cướp mới ra tù   (29/12/2004)
Santa Claus: Hình tượng cho cuộc sống của tình yêu thương   (29/12/2004)
Thợ cắt tóc   (29/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn