Cuộc hồi sinh của thảm xơ dừa
21:42', 29/1/ 2005 (GMT+7)

Được sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Dự án "Gia tăng thu nhập cho cộng đồng trồng dừa tại Việt Nam" (Dự án Cogent, 4-2003) đã được triển khai tại xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn). Từ tác động của Dự án, làng dệt thảm xơ dừa đã hồi sinh...

Phun sơn tạo họa tiết cho thảm xơ dừa - ảnh: Đào Tiến Đạt

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Tam Quan Nam từng một thời phát triển khá mạnh. Sản phẩm của làng nghề thường được xuất sang Đông Âu. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, những biến động chính trị đã làm tắc nguồn tiêu thụ và làng nghề trở nên ọp ẹp. Để phục hồi làng nghề, Dự án Cogent hỗ trợ thiết bị giúp thợ thủ công sử dụng công nghệ cải tiến để sản xuất nguyên liệu, dệt thảm xơ dừa thay thế dần cho đôi bàn tay trần, nhằm nâng cao mức thu nhập cho thợ dệt thảm đồng thời giúp họ xác định phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp. Cơ sở Ngọc Chung là đối tác chính được chọn làm động lực. Tháng 4 - 2003, những tác động tích cực đầu tiên của Dự án bắt đầu xuất hiện. Có khoảng 300 hộ gia đình trong vùng nhận kéo sợi, dệt thảm gia công làm vệ tinh sản xuất cho Cơ sở Ngọc Chung. Làm cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao đã khó. Làm thế nào để thị trường chấp nhận sản phẩm còn khó hơn bội phần. Anh Ngọc đã tất tả vào Nam ra Bắc để kiếm thị trường. Một số mẫu mã của anh được các công ty ở TP Hồ Chí Minh chấp nhận và giới thiệu với các khách hàng ở châu Âu. Đơn đặt hàng bắt đầu xuất hiện, đề nghị sản xuất theo mẫu của khách cũng nhiều hơn. Và đến nay có thể nói thảm xơ dừa đã hồi sinh.

Trong năm 2004 Cơ sở sản xuất thảm xơ dừa Ngọc Chung đã xuất khẩu được hơn 10.000 tấm thảm xơ dừa sang châu Âu, doanh thu gần 2 tỉ đồng. Cho đến nay mặt hàng chủ yếu sản xuất bằng nguyên liệu xơ dừa vẫn chỉ là thảm, nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thể sản xuất từ loại nguyên liệu này vẫn đang chờ sự sáng tạo của con người. Đã từng có lưới chắn cát bay, búp bê bằng chỉ xơ dừa, dép xơ dừa… liệu rằng phạm vi ứng dụng của xơ dừa vào sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã đến mức tận cùng chưa. Chưa, những người thợ có bàn tay khéo léo ở Tam Quan Nam khẳng định - chúng tôi chỉ cần sự hỗ trợ mẫu mã và thêm ai đó giúp chúng tôi bán hàng.

. Nguyễn Hân

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Người "thắp lửa" đăng quang!  (29/01/2005)
Xây thương hiệu cho rượu Bầu Đá  (29/01/2005)
Hoạt động xuất khẩu: Trước vận hội mới  (29/01/2005)
Mưu sinh bên miệng tử thần  (29/01/2005)
Phút giao thừa chợt sáng  (29/01/2005)
Chiếc áo Tết  (29/01/2005)
Năm Gà nói chuyện tranh gà  (29/01/2005)
Những vồng vạn thọ  (29/01/2005)
Thơ xuân  (29/01/2005)
Cô giáo trẻ và niềm hạnh phúc "trồng người"  (29/01/2005)
Câu hò đậu tuổi 80  (29/01/2005)
Vị phó giáo sư 38 tuổi và luận án tiến sĩ viết dưới… gầm cầu thang  (29/01/2005)
Người đi đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam  (29/01/2005)
Bình Định tự tin - hội nhập  (29/01/2005)
Sau khi lên ngôi Hoàng đế Quang Trung làm gì?  (29/01/2005)