Thứ sáu, ngày 9/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Con bò là đầu cơ nghiệp
8:48', 30/1/ 2005 (GMT+7)

Sau nhiều năm thực hiện chương trình phát triển đàn bò có hiệu quả đến nay, Bình Định đã có trên 555.000 con bò thịt, trong đó bò lai chiếm 42% tổng đàn. Đàn bò của Bình Định chẳng những đã dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên về số lượng mà chất lượng cũng được đánh giá rất cao. Nhờ chăn nuôi bò, nhiều hộ gia đình đã trở nên khá giả.

* Tạo đà cho nghề chăn nuôi bò

Đàn bò của ông Nguyễn Văn Cảnh ở thôn Nam Giang, xã Tây Giang (Tây Sơn)

Với quan điểm - cải tạo và nâng cấp chất lượng con giống đồng thời tăng dần tỉ lệ bò lai trong tổng đàn, Bình Định đã từng bước "nâng cấp" đàn bò của mình với kết quả hết sức khả quan. Giống bò cỏ được loại bỏ dần nên không tạo ra cú sốc về quy mô đàn, không làm ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức kéo (chương trình cải tạo đàn bò bắt đầu triển khai từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước), và đặc biệt không tạo áp lực lên nông dân về vốn đầu tư.

Chính việc xây dựng thành công chiến lược cải tạo đàn bò từ rất sớm nên nhờ thế nay ở Bình Định con bò đã là đầu cơ nghiệp và cơ nghiệp này không quá xa tầm với của nông dân. Mấy năm gần đây, cùng với việc quy hoạch các khu chăn nuôi, UBND tỉnh đã liên tục ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển. Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu chăn nuôi tập trung sẽ được Nhà nước xem xét để cho vay vốn ưu đãi.

Có thể nói, nghề chăn nuôi bò nhất là bò lai đang được Bình Định ưu ái thông qua hàng loạt chính sách hỗ trợ cả về vốn lẫn về kỹ thuật. Nhờ vậy, cơ hội và điều kiện để người chăn nuôi làm giàu đã rõ ràng và đa dạng hơn. Nếu trước đây nông dân nuôi bò chủ yếu là để lấy sức kéo hỗ trợ canh tác thì nay, nuôi bò lấy thịt đã là một nghề có thể làm giàu hẳn hoi. Ông Nguyễn Đăng Vang - Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia đánh giá - Chăn nuôi bò mang tính kinh doanh như nông dân Bình Định đang làm không phải ở đâu cũng có. Đây là một tín hiệu rất đáng tự hào.

* Con bò đã "hút" nông dân

Chưa có sức thu hút mạnh mẽ như bò lai vì dẫu sao thời gian làm quen với việc chăn nuôi bò sữa hãy còn quá mỏng (3 năm) nhưng tại một số địa phương bò sữa đã khẳng định được vị thế vững chắc của mình. Với giá sữa 3.800 đồng/lít, bình quân mỗi con bò sữa cho thu nhập khoảng 5-7 triệu đồng/chu kỳ vắt sữa, và 10 triệu đồng/con bê sữa 12 tháng tuổi. Một số HTXNN và nông dân đã đầu tư chăn nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả. Điển hình như ở thị trấn Ngô Mây, hiện có 15 hộ gia đình nuôi 126 con bò sữa, trong đó có 62 con đang cho sữa, bình quân 14 kg sữa/ngày, cá biệt có con cho từ 25-35 lít/ngày, bình quân mỗi hộ lãi ròng 80.000-100.000 đồng/ngày…

Chi phí đầu tư cho con bò lai thấp hơn bò sữa, kỹ thuật chăm sóc đơn giản hơn, nên ở nhiều địa phương đã khuyến khích nông dân phát triển, tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn từ các chương trình dự án, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, lai tạo đàn bò… Ông Phạm Văn Mãi, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp- Vĩnh Thạnh cho biết: " Chuồng bò nhà tôi thường xuyên có 6 con bò lai, nhờ bò đẻ tốt, mỗi năm tôi xuất được từ 3-4 con, thu nhập khoảng 15 triệu đồng. Nhờ nuôi bò mà gia đình tôi vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống". Không riêng gì ông Mãi mà nhiều hộ gia đình khác cũng đã có của ăn của để nhờ nuôi bò, nhiều hộ còn xây dựng trang trại để có điều kiện phát triển đàn bò và chăm sóc chu đáo, nên có thu nhập cao.

Nói về hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi bò, ông Võ Thành Tiên, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: "Để phát huy hiệu quả của chương trình cải tạo và nâng cấp chất lượng đàn bò, sang năm chúng tôi sẽ tăng cường công tác thú y, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi bò lai, bò sữa. Con bò nhất định sẽ chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu đầu tư - lợi nhuận tại các nông hộ ở Bình Định".

. Phạm Tiến Sỹ

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác: Hiệu quả từ thực tế  (30/01/2005)
Sức bật mới của Thủy điện Vĩnh Sơn  (30/01/2005)
Gieo mơ ước trên những cánh đồng vàng  (30/01/2005)
Cảm nhận quê hương  (30/01/2005)
30 mùa xuân sống trong thanh bình  (30/01/2005)
Mùa xuân trên bến cảng  (30/01/2005)
Bên bếp lửa dưới những mái nhà tình nghĩa  (30/01/2005)
Bình Định đất và người  (29/01/2005)
Cuộc hồi sinh của thảm xơ dừa  (29/01/2005)
Người "thắp lửa" đăng quang!  (29/01/2005)
Xây thương hiệu cho rượu Bầu Đá  (29/01/2005)
Hoạt động xuất khẩu: Trước vận hội mới  (29/01/2005)
Mưu sinh bên miệng tử thần  (29/01/2005)
Phút giao thừa chợt sáng  (29/01/2005)
Chiếc áo Tết  (29/01/2005)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn