Thêm hai trường CĐ tại Vĩnh Long và Bắc Kạn

Bộ trưởng GD – ĐT vừa có quyết định thành lập trường CĐ Xây dựng miền Tây và trường CĐ Sư phạm Bắc Kạn. Trong mùa tuyển sinh 2003 tới, các trường này sẽ tuyển thêm khoảng 200 sinh viên hệ CĐ.

Trường CĐ Xây dựng miền Tây được thành lập trên cơ sở trường trung học Xây dựng miền Tây. Trường CĐ này có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ, TH và công nhân thuộc lĩnh vực xây dựng của 12 tỉnh ĐBSCL. Trụ sở của trường đóng tại thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Theo Hiệu trưởng Bùi Hải Phong, trong năm 2003, trường sẽ tuyển sinh khoảng 150 sinh viên hệ CĐ cho ba lớp học của chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp; 500 sinh viên cho hệ trung học và 350 công nhân. Ngoài ra, trường còn liên kết với ĐH Kiến trúc TP.HCM đào tạo 200 chỉ tiêu ĐH.

Trường CĐ Sư phạm Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở trường trung học Sư phạm Bắc Kạn, trực thuộc UBND tỉnh. Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên từ mầm non đến THCS, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho ngành giáo dục của tỉnh. Mỗi năm, trường tuyển 60 sinh viên hệ CĐ và 60 sinh viên hệ trung học. Theo ông Hà Xuân Hậu, Hiệu trưởng nhà trường, trước mắt, trường sẽ tuyển sinh những ngành học đang rất thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh như: toán, lý, sinh, kỹ thuật và giáo dục công dân.

Hàng trăm mét khối dầu tràn, giao thông đường thuỷ tê liệt
Khoảng 18h30 ngày 12/1 tại khu cảng container quốc tế trên sông Sài Gòn xảy ra vụ tai nạn làm chìm sà lan chở 500 tấn dầu của Tỉnh đội An Giang (lấy tại kho A Tổng kho xăng dầu Nhà Bè trên đường vận chuyển cho Công ty Thành Lễ ở Bình Dương). Theo cơ quan chức năng, sà lan chở dầu và tàu vận tải biển Fortune Freighter của Công ty Vosco (từ cảng Sài Gòn đi Hải Phòng) va đâm bên phải sà lan.

Trưởng máy sà lan Tỉnh đội An Giang Nguyễn Hữu Việt kể: ''Chúng tôi đang điều khiển sà lan chạy men bờ phải sông Sài Gòn. Nước đang lên mạnh. Tàu Fortune đi ngược chiều theo luồng tàu biển bỗng nhiên hướng về phía sà lan. Chúng tôi lái tàu dạt vào bờ, nhưng không kịp và bị tàu Fortune đâm vào mạn phải''.

Tại hiện trường, ông Phan Minh Tân, Phó Giám đốc Sở KH-CNMT TP.HCM cho biết, 30 phút sau khi xảy ra sự cố, lực lượng ứng cứu của Công ty TNHH Đại Minh chuyên khắc phục sự cố tràn dầu có mặt tại hiện trường và triển khai các phương tiện, thiết bị và thao tác nghiệp vụ ngăn dầu loang và gom, hút dầu vào sà lan chứa. Sà lan chở dầu bị chìm có 4 khoang chứa dầu, nhiều khả năng hai khoang bị vỡ chứa khoảng 250 tấn dầu. Tuy nhiên, lượng dầu tại hai khoang có thể chưa thoát ra ngoài do bị bùn chèn ép tại vị trí bị đâm thủng. Nguồn tin khác lại cho rằng vết thủng khoang chứa dầu có đường kính tới 2m.

Thợ lặn Công ty Đại Minh khảo sát, đâm ống xuống sà lan chở dầu hút lượng dầu khá lớn từ khoang chứa lên tàu. Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu quốc gia cũng điều nhiều thiết bị chuyên dùng tham gia xử lý sự cố. Hiện tàu của Công ty Vosco đang bị tạm neo tại cảng vụ Sài Gòn phục vụ điều tra. Đến 20h, đã bơm được khoảng 200m3 dầu trong sà lan bị chìm lên tàu chứa. Ngay sau khi bơm dầu xong, thợ lặn của Đại Minh cũng khảo sát để trục vớt sà lan dầu. Hai xe cẩu trên 1000 tấn của cảng Sài Gòn được điều động đến hiện trường, sẵn sàng trục vớt sà lan chìm, khai thông luồng tàu quốc tế.

Đến 20h, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân có mặt tại nơi xảy ra sự cố, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị cứu hộ. Tuy nhiên, do thiếu phương tiện cứu hộ nên trong cả tiếng đồng hồ chứng kiến tàu chìm từ từ đến lúc biến mất tất cả đều bất lực. Ông Tân thừa nhận công tác cứu hộ chưa đạt yêu cầu.

Ngay trong tối 12/1, thông tin dầu tràn được thông báo cho Sở NN&PTNT và thông tin trên Đài Truyền hình TP.HCM để các quận, huyện quanh khu vực xảy ra sự cố đặc biệt người dân không lấy nước từ sông nuôi thuỷ sản. Người dân khu vực chợ dưới cầu Tân Thuận cho biết, rạng sáng hôm qua dầu đã loang một số nơi ở kênh Tẻ, đã có cá chết nổi mặt sông. Nhiều người dân dùng xuồng ghe vớt dầu.

Sáng 13/1, các chuyên viên Phòng quản lý môi trường (Sở KH-CNMT thành phố) khảo sát các quận 2, 7, 9 và huyện Nhà Bè về ảnh hưởng sự cố dầu tràn. Kết quả: ngoài quận 2 bị ảnh hưởng nhẹ, các quận còn lại chưa bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khi trục vớt, nhiều khả năng dầu còn đọng trong sà lan sẽ thoát ra ngoài. Nếu ứng cứu không kịp dầu sẽ loang rất nhanh và ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. Các cơ quan chức năng đang lập hồ sơ điều tra sự việc.

Hiện Trung tâm Cứu ứng dầu tràn quốc gia đã tăng cường lực lượng khắc phục dầu tràn gồm nhiều thiết bị hiện đại trong đó loại phao chắn chìm dưới nước 1-1,5m ngăn dầu loang. Tại hiện trường, vết dầu loang không dày đặc lắm, nhiều khu vực mặt nước sông vẫn bình thường. Khi bị chìm, sà lan nghiêng với độ cao thân tàu 8m, nhưng nước sông lúc cao lên đến 18m nên không để lại dấu tích sà lan trên mặt nước.
Theo thống kê của Sở KH-CNMT TP.HCM trong 10 năm lại đây trên sông Sài Gòn xảy ra 7 vụ tràn dầu do chìm tàu dầu trọng tải 50 tấn trở lên.
 

(Theo Lao Động, Tuổi Trẻ)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hỗ trợ hơn 243 triệu USD cho giáo dục tiểu học  (28/02/2003)