Mỹ và đồng minh đưa ra thời hạn cuối cùng cho Iraq
18:46', 17/3/ 2003 (GMT+7)
Tổng thống Mỹ George Bush tuyên bố sau cuộc họp thượng đỉnh với Thủ tướng Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại Azores rằng, hôm 17/3 là ngày cuối cùng để khẳng định có sử dụng biện pháp quân sự bắt Iraq phải giải giáp ngay lập tức hay không.

Theo Tổng thống Mỹ, Baghdad có hai sự lựa chọn: một là tự mình giải giáp vũ khí, hai là giải giáp bằng sự can thiệp của lực lượng quân sự bên ngoài. Nhưng ông Bush cho rằng, Iraq đã không tự giải giáp và nhà lãnh đạo của họ (Tổng thống Saddam Hussein) là mối đe doạ đối với hoà bình, kẻ áp bức tàn bạo của nhân dân Iraq.

Tổng thống Bush mong muốn Liên Hợp Quốc "sẽ làm nhiệm vụ của mình" và "nếu Saddam Hussein quan tâm đến hòa bình, ông ta có thể rời Iraq". Ông chủ Nhà Trắng cũng kêu gọi các nước hãy ủng hộ Washington để yêu cầu Baghdad giải giáp ngay lập tức và vô điều kiện. 

Còn Thủ tướng Anh Tony Blair, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong vấn đề Iraq cho rằng, nếu cộng đồng quốc tế không đưa ra một tối hậu thư đối với Iraq thì càng tranh cãi sẽ càng có sự trì hoãn. Nhờ đó, Tổng thống Iraq Saddam Hussein sẽ tiếp tục diễn trò mà không chịu giải giáp vũ khí. Người đứng đầu chính phủ Anh đảm bảo rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh, sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq sẽ được bảo vệ và những tài nguyên thiên nhiên sẽ chỉ phục vụ cho lợi ích của nhân dân Iraq.

Người đồng nhiệm Tây Ban Nha của ông là Jose Maria Aznar thì có quan điểm: Madrid đang sẵn sàng cho một cố gắng hòa bình cuối cùng và nếu Tổng thống Saddam Hussein muốn ngăn chặn chiến tranh, ông ta phải giải giáp vũ khí ngay bây giờ.

Tham gia cuộc họp thượng đỉnh nói trên có cả Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Durao Barroso (căn cứ quân sự Azores nằm trên lãnh thổ Bồ Đào Nha). Ông đã gọi sự kiện này là "cơ hội cuối cùng cho một giải pháp chính trị".

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Tây Ban Nha đều tỏ ý rằng, cuộc họp của họ là cơ hội cuối cùng cho một giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích đây thực chất là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến tranh.

Có rất ít hoặc hầu như không có khả năng thỏa hiệp giữa phe chủ chiến Mỹ, Anh, Tây Ban Nha với phe chủ hòa Pháp, Nga và Đức. Chỉ vài giờ trước khi hội nghị thượng đỉnh Azores diễn ra, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã phát biểu trên một kênh truyền hình Mỹ rằng, ông sẵn sàng chấp nhận thời hạn cuối cùng là một tháng để các thanh sát viên vũ khí hoàn thành công việc, Iraq phá hủy vũ khí. Nhưng quan điểm này của ông đã bị Phó tổng thống Mỹ Cheney thẳng thừng bác bỏ: “Chúng ta đang tiến gần đến thời điểm có thể kết luận rằng, trì hoãn thêm nữa chẳng giúp được ai trừ ông Saddam Hussein”.

Thủ tướng Anh Tony Blair cho biết sẽ có một vòng tiếp xúc cuối cùng nhằm phá vỡ "thế bế tắc" giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa tại Hội đồng Bảo an. Trong khi đó, cả nước Iraq đã được đặt trong tình trạng chuẩn bị chiến tranh.

. VnExpress

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Campuchia bồi thường Thái Lan 5,9 triệu USD   (16/03/2003)
Biểu tình chống chiến tranh trên khắp thế giới  (16/03/2003)
Công tác xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao   (14/03/2003)
Xuất khẩu hạt điều tiếp tục tăng   (14/03/2003)
Ấn Độ: Nổ lớn trên tàu hoả, hàng chục người chết   (14/03/2003)
Không được ngắt phim truyện quá hai lần để quảng cáo  (14/03/2003)
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ 1/4  (14/03/2003)
Pakistan phủ nhận thông tin bắt giữ Bin Laden  (14/03/2003)
Phát hiện dấu chân người tiền sử cách đây 350.000 năm  (14/03/2003)
Mỹ đề nghị LHQ họp bàn về Iraq vào 14/3  (13/03/2003)
Đại diện thương mại Mỹ: Việt Nam thực hiện đúng lộ trình  (13/03/2003)
Ông Djindjic đã bị ám sát bởi một băng tội phạm?  (13/03/2003)
Khai trương ngân hàng chính sách xã hội  (12/03/2003)
Rút giấy phép ba doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu  (12/03/2003)
Phương châm của Trung Quốc trong xử lý vấn đề Iraq  (12/03/2003)