Cảm tử quân các nước A-rập đến giúp Iraq đánh Mỹ
17:41', 31/3/ 2003 (GMT+7)

Cảm tử quân các nước A-rập

Một nhóm người Hồi giáo vũ trang Palestine đã tuyên bố rằng những tình nguyện viên đánh bom cảm tử đầu tiên của họ đã đến Iraq để giúp nhân dân Iraq chiến đấu bảo vệ đất nước. Lực lượng Al-Quds thuộc tổ chức Hồi giáo vũ trang Jihad ra tuyên bố: Nhiệm vụ của nhóm này là “hoàn thành sứ mệnh do Chúa trời giao phó để bảo vệ vùng đất của thế giới A-rập và người Hồi giáo” bằng cách tiến công cảm tử vào lực lượng liên quân.

Iraq cho biết hơn 4.000 cảm tử quân tình nguyện A-rập từ nước khác đã xung phong tham gia chiến đấu và sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu cần thiết. Một sinh viên tình nguyện từ Cairo tên là Amr nói rằng: “Chúng tôi muốn giúp người dân Iraq. Tôi biết rằng mình có thể chết. Tôi không muốn giết người nhưng tôi sẽ giết người nếu như tôi buộc phải làm điều đó để bảo vệ dân thường vô tội”.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Baghdad, tướng Hazem al-Rawi - người phát ngôn quân đội Iraq cho biết sẽ tiến hành nhiều hơn nữa các vụ đánh bom cảm tử vào lực lượng liên quân khi họ tiếp tục tiến về Baghdad. Tướng Hazim al-Rawi nói: “Chúng ta là một dân tộc có niềm tin, một dân tộc biết chiến đấu, Jihad (thánh chiến) là cần thiết - nhiệm vụ do Chúa trời giao phó”.

Trong khi đó, quân Mỹ đang sa lầy tại miền trung Iraq do thiếu thốn về tiếp tế hậu cần, sự kháng cự quyết liệt của quân dân Iraq và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết là những khó khăn lớn nhất đối với liên quân hiện nay. Rõ ràng, cuộc hành quân về Baghdad của đội quân vẫn được coi là hùng mạnh nhất thế giới này hiện đang bị tạm ngừng trong khi niềm tin của binh lính càng ngày một sa sút.

Biểu tình phản đối chiến tranh Iraq

Trong một diễn biến khác, Đài truyền hình Al Jazeera đưa tin, sáng sớm 31/3 lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu lại mở các cuộc không kích dữ dội mới vào thủ đô Iraq và người ta đã nghe thấy những tiếng nổ lớn kèm theo các đám cháy ở phía đông Baghdad. Theo kênh truyền hình này của Cata, một trung tâm mua sắm gần tòa nhà của Bộ Thông tin Iraq đã bị trúng bom và bốc cháy. Lính cứu hỏa đang được huy động tới hiện trường để dập lửa. Khoảng 2 giờ trước đó, máy bay của liên minh cũng ném bom xuống khu vực phía tây và trung tâm thành phố. Tin cho biết một trong các dinh thự của Tổng thống Saddam Hussein cũng như các vị trí của lực lượng Cận vệ Cộng hòa đã bị đánh trúng. Các tòa nhà của cơ quan thông tin và truyền hình Iraq nằm tại khu vực này và có khả năng đã bị đánh trúng vào sáng 31/3 vì sóng truyền hình Iraq bị mất sau một loạt các vụ nổ. Các đường điện thoại cũng bị ảnh hưởng nặng.

Các quan chức Iraq nói, trong cuộc tấn công vào khu công nghiệp Zafraniya ở miền nam Baghdad sáng 30/3, 6 dân thường đã thiệt mạng, nâng tổng số dân thường bị chết lên 420 người và số bị thương là hơn 4.000 kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 20/3. Về phía Mỹ, có thêm 3 lính bị chết và 1 bị thương khi một chiếc trực thăng của Thủy quân lục chiến bị rơi ở miền nam Iraq nhưng người phát ngôn của quân đội nói vụ đó không phải do đối phương bắn hạ. 

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Iraq Tareq Aziz tuyên bố cuộc chiến tranh diễn ra theo chiều hướng có lợi cho Iraq và rằng những phỏng đoán của Mỹ-Anh về một chiến thắng dễ dàng rốt cục hoàn toàn sai. "Họ bất ngờ vì nhân dân Iraq đã kháng cự một cách dũng cảm và đầy quyết tâm. Chúng tôi thì chẳng hề bất ngờ vì chúng tôi biết rõ điều đó, và chúng tôi cũng đã khẳng định điều đó," ông phát biểu khi trả lời phỏng vấn của đài BBC.

Bên cạnh đó, làn sóng biểu tình phản đối cuộc chiến tranh ở Iraq vẫn tiếp tục sôi sục và thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia  tại nhiều nước trên thế giới và ngay cả trong nội bộ nước Mỹ. Đáng chú ý trong số đó, ngày 29/3, hàng chục nghìn người Mỹ thuộc nhiều tầng lớp nhân dân tuần hành trên các đường phố Boston, nơi được mệnh danh là "thủ đô giáo dục" của Hoa Kỳ, phản đối nhà cầm quyền nước này tiến hành chiến tranh chống nhân dân Iraq. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Boston trong 30 năm qua. Bà Susan Hiu-ghít, cựu thành viên đảng Cộng hòa của Tổng thống G.Bush nêu rõ: "Cuộc chiến tranh ở Iraq là sai lầm, không công bằng, vô đạo đức và hạ thấp những giá trị của người Mỹ". Tại thành phố New York, hàng trăm người diễu hành từ quảng trường Thời đại đến khu Manhattan phản đối cuộc chiến tranh ở Iraq. Tại Anh, hàng nghìn người Anh biểu tình tại gần 50 thành phố trên toàn nước Anh, hô vang các khẩu hiệu phản đối quân đội nước này tham chiến ở Iraq. Khoảng 300 người tụ tập bên ngoài trụ sở đài BBC tại London, yêu cầu đài này đưa tin chính xác con số dân thường Iraq chết và bị thương…

. PV (tổng hợp)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thay đổi lịch xét xử của Phiên toà xét xử Năm Cam và đồng bọn   (30/03/2003)
Khai mạc Lễ hội Quảng Nam 2003-hành trình di sản  (30/03/2003)
Quân đội Mỹ-Anh tạm ngừng tiến quân trong vòng 4-6 ngày  (30/03/2003)
Hacker có thể 'dội bom' người dùng Windows  (28/03/2003)
Từ 1/7 cán bộ mua dâm sẽ bị thông báo về cơ quan  (28/03/2003)
TP HCM cấp giấy hành nghề cho người điều khiển xe 3 bánh  (28/03/2003)
Doanh nghiệp xuất hàng đi Iraq phải thông báo cho LHQ  (28/03/2003)
Kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng "Cú sốc kinh hoàng" đã bị phá sản  (28/03/2003)
Bắt được con cá Nhám Voi nặng 2 tấn ở Tiền Giang   (27/03/2003)
Gần 90 triệu USD nâng cấp 6 đô thị miền Trung   (27/03/2003)
Việt Nam được tiếp tục xuất khẩu giày dép sang Canađa   (27/03/2003)
Sắp có tên miền không dùng tiếng Anh  (27/03/2003)
CHDCND Triều Tiên ngừng tiếp xúc quân sự với Mỹ  (27/03/2003)
Tên lửa Mỹ bắn vào một khu chợ ở Baghdad làm nhiều người chết  (27/03/2003)
Bộ trưởng ngoại giao Nga: cuộc chiến của liên quân ở Iraq sẽ thất bại  (27/03/2003)