Chính phủ luôn quan tâm ý kiến của các doanh nghiệp
10:13', 30/11/ 2004 (GMT+7)

Diễn đàn doanh nghiệp (DN) Việt Nam, khai mạc ngày 29-11, tại Hà Nội, với sự có mặt của gần 400 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế, đại diện nhiều nhà tài trợ và đặc biệt là từ cộng đồng DN Việt Nam và nước ngoài.

Đây là cuộc bàn thảo giữa Chính phủ và cộng đồng DN trong và ngoài nước, tập trung vào các vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngân hàng và thị thị trường vốn và một số vấn đề liên quan đến hệ thống luật pháp kinh tế.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đánh giá cao những đóng góp tích cực của các DN vào những thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam những năm qua, đặc biệt là trong năm nay Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách và có được những kết quả rất ấn tượng đối với cộng đồng quốc tế.

Khoảng 1.400 DN nhà nước được sắp xếp lại hoạt động có hiệu quả, khoảng 150.000 DN ngoài quốc doanh và cộng đồng DN có vốn đầu tư nước ngoài năm qua đã góp phần căn bản tạo ra tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7,6%, xuất khẩu tăng 24%, vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 36% GDP.

Một nhân tố khác đem lại sự phát triển thuận lợi cho nền kinh tế được Phó Thủ tướng đề cập đến là những nỗ lực từ phía Chính phủ và các bộ ngành để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Các đạo luật, văn bản pháp quy được thông qua, hàng loạt cơ chế chính sách về thuế, hải quan, lãi suất và thủ tục hành chính đã được điều chỉnh.

Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh rằng Chính phủ rất coi trọng việc giải đáp những khúc mắc của DN. Sau các cuộc đối thoại với DN hàng năm, Thủ tướng Chính phủ đều có chỉ đạo trực tiếp để tháo gỡ những khó khăn của DN.

Nêu lên những thách thức của Việt Nam trong năm tới trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, Phó Thủ tướng khẳng định sự ủng hộ của các DN là rất cần thiết và Chính phủ luôn mong muốn được nghe ý kiến từ DN.

Giám đốc khu vực của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), ông Deepak Khanna và Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, ông Klaus Rohland, đồng chủ trì diễn đàn này đều đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam quan tâm đến ý kiến của DN và có những phản hồi tích cực. Điều này đã đưa tới những cải cách mạnh mẽ về luật pháp, thủ tục hành chính để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Ông Deepak đã dẫn ra con số Việt Nam đứng thứ tư về tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong khu vực và khoảng trên 80% số vốn đầu tư ở Việt Nam được sử dụng có hiệu quả.

Đại diện các nhóm nghiên cứu về môi trường đầu tư nói chung, về cơ sở hạ tầng, về ngân hàng và thị trường vốn cũng đã đưa ra những đánh giá tương đối lạc quan về tình hình Việt Nam; đồng thời chỉ ra những thách thức trước mắt và lâu dài mà Chính phủ Việt Nam phải giải quyết để tiếp tục tăng trưởng bền vững và hội nhập thành công.

Các vấn đề về lao động, chống tham nhũng, xây dựng Luật Đầu tư chung, Luật DN hợp nhất cũng là những chủ đề đối thoại trực tiếp giữa Chính phủ và cộng đồng DN tại diễn đàn này.

. TTXVN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vụ nổ hầm mỏ tại Trung Quốc: Đội cứu hộ gặp khó khăn vì khói  (29/11/2004)
Singapore làm vỉ nướng dài nhất thế giới  (29/11/2004)
Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới tương đương chuẩn nghèo quốc tế  (29/11/2004)
Bình Định gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng vào năm 2005  (29/11/2004)
Việt Nam đã sản xuất được kháng huyết thanh chuẩn đoán dịch cúm gia cầm   (29/11/2004)
80 con cá voi và cá heo chết tại Australia   (29/11/2004)
Tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ, 15 người thiệt mạng   (29/11/2004)
Ký Tuyên bố chung về tăng cường hội nhập và hợp tác kinh tế   (29/11/2004)
Khởi công xây nhà máy xử lý nước thải lớn nhất TP. HCM  (28/11/2004)
Tất cả phụ nữ Singapore mang thai đều phải xét nghiệm HIV  (28/11/2004)
Chính phủ Iraq bác yêu cầu hoãn ngày bầu cử  (28/11/2004)
Việt Nam kết thúc tốt đẹp cuộc đàm phán gia nhập WTO với Singapore  (28/11/2004)
Malaysia thu giữ 19 tấn pháo hoa  (26/11/2004)
Trung Quốc: 8 học sinh bị đâm chết  (26/11/2004)
"Luật Nhân quyền Việt Nam 2004" bị Quốc hội Mỹ loại bỏ  (26/11/2004)