Báo Pháp kêu gọi các công ty hóa chất Mỹ bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
15:34', 30/11/ 2004 (GMT+7)

Theo phóng viên TTXVN tại Pa-ri, mới đây, tạp chí L'Express (Pháp) đã đăng bài viết nói về hậu quả dai dẳng của chất độc da cam mà Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Bài báo viết trong những năm từ 1961 đến 1971, Mỹ đã đổ xuống những khu rừng Việt Nam hơn 76 triệu lít chất "làm rụng lá cây", trong đó có chứa rất nhiều chất đi-ô-xin, làm khoảng từ 2-4 triệu dân thường và quân nhân bị nhiễm độc và những người này thường xuyên ốm đau bệnh tật, đặc biệt hậu quả kéo dài đến cả thế hệ con cháu họ.

Đề cập đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam đối với 37 công ty hóa chất Mỹ sản xuất ra chất độc này, bài báo cho biết, năm 1984, các nhà sản xuất chất làm rụng lá cây Mỹ đã chấp nhận bồi thường 180 triệu USD cho 10.000 lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam. Hành động pháp lý này chính là sự công nhận mối liên quan giữa chất độc da cam với một số bệnh như ung thư tiền liệt tuyến, phổi, dạ dày, gan, tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

Để minh chứng hậu quả của chất độc này, bài báo đã đưa ra một ví dụ đó là một cựu quân nhân Việt Nam từng chiến đấu trong những vùng bị rải chất làm rụng lá cây, và hiện người này đang bị ung thư dạ dày và mắc các bệnh về gan và phổi. Con gái nạn nhân bị câm và điếc, trong khi con trai thì bị dị tật cột sống không thể đứng thẳng.

Theo bài báo, các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam có thể dựa vào tất cả những nghiên cứu mới về dịch tễ học để kiện 37 công ty Mỹ, ví dụ như kết quả nghiên cứu năm 2003 của bác sĩ Ác-nôn Sếch-tơ (trường Đại học Tếch-dớt, Mỹ). Nhóm của ông đã phát hiện trong máu của một số người Việt Nam có chứa lượng đi-ô-xin cao gấp 100 lần bình thường và tại những vùng bị ảnh hưởng chất độc da cam lượng đi-ô-xin có trong đất cao gấp 180 triệu lần mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ. Chất độc này rất khó phân hủy, xâm nhập vào thực phẩm như cá, mỡ động vật... và tiếp tục đầu độc người dân địa phương.

Bài báo cũng cho biết, để làm sạch hệ sinh thái đòi hỏi phải có phương tiện kỹ thuật và điều kiện tài chính đáng kể, vì vậy các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã yêu cầu các công ty sản xuất ra chất độc này trích một phần lợi nhuận thu được từ cuộc chiến tranh để bồi thường cho những gì mà chính họ gián tiếp gây ra.

. TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
20 giờ tối 4-12: Truyền hình trực tiếp Cuộc thi Hoa hậu Thế giới trên VTV3   (30/11/2004)
Một tổ chức Hồi giáo của Indonesia viện trợ quân cho Iraq   (30/11/2004)
Ukraine sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới?   (30/11/2004)
Chính phủ luôn quan tâm ý kiến của các doanh nghiệp   (30/11/2004)
Vụ nổ hầm mỏ tại Trung Quốc: Đội cứu hộ gặp khó khăn vì khói  (29/11/2004)
Singapore làm vỉ nướng dài nhất thế giới  (29/11/2004)
Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới tương đương chuẩn nghèo quốc tế  (29/11/2004)
Bình Định gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng vào năm 2005  (29/11/2004)
Việt Nam đã sản xuất được kháng huyết thanh chuẩn đoán dịch cúm gia cầm   (29/11/2004)
80 con cá voi và cá heo chết tại Australia   (29/11/2004)
Tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ, 15 người thiệt mạng   (29/11/2004)
Ký Tuyên bố chung về tăng cường hội nhập và hợp tác kinh tế   (29/11/2004)
Khởi công xây nhà máy xử lý nước thải lớn nhất TP. HCM  (28/11/2004)
Tất cả phụ nữ Singapore mang thai đều phải xét nghiệm HIV  (28/11/2004)
Chính phủ Iraq bác yêu cầu hoãn ngày bầu cử  (28/11/2004)