2004 - Một trong những năm nóng nhất của trái đất
18:39', 19/12/ 2004 (GMT+7)

Theo báo cáo của Tổ chức khí tượng LHQ (WMO), năm 2004 là một trong những năm trái đất nóng ở mức cao nhất kể từ năm 1861 (năm nóng nhất cho đến nay là 1998).

* Các thiên tai

Nhiệt độ thay đổi đang gây rối loạn khí hậu toàn cầu, gia tăng sức mạnh các cơn bão, nung khô đất nông nghiệp, làm tan băng tuyết, dâng cao mực nước biển và gây ra nhiều thảm họa khác. Cụ thể trong năm 2004, hạn hán xảy ra nghiêm trọng ở một số vùng châu Phi, Afghanistan, Australia và Ấn Độ, một số nước nam Âu và miền đông nước Mỹ với nhiệt độ tăng cao quá mức đã tạo ra các vụ cháy rừng lớn ở Alaska (Mỹ), Bồ Đào Nha, Indonesia...

WMO cho biết nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất năm 2004 tăng 0,8 độ C so với nhiệt độ thông thường. Tháng 10 năm nay được đánh giá là tháng 10 nóng nhất kể từ năm 1861.

Tuy nhiên, 2004 cũng là năm ẩm ướt nhất với nhiều cơn bão khủng khiếp. Vùng Caribê bị 4 cơn bão lớn tấn công, gây ra thiệt hại hơn 43 tỉ USD. Đáng kể nhất là ở Haiti, với 1.900 người chết do nước lũ và bùn trong cơn bão nhiệt đới Jeanne tháng 9 vừa qua. Ở châu Á, Nhật và Philippines cũng chịu thiệt hại nặng nề, trong đó Philippines đã có hơn 740 người thiệt mạng.

Hiện tượng mưa axit xuất hiện ở nhiều nơi và đáng chú ý nhất gần đây là hiện tượng xuất hiện lớp sương mù dày đặc kéo dài trong nhiều ngày tại Bắc Kinh (Trung Quốc), gây ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Ông Michel Jarraud, Tổng thư ký WMO, khẳng định nguyên nhân các vụ thiên tai trên là do xu hướng không khí ấm dần lên đang diễn ra trên toàn cầu.

Với nhiều thiên tai liên tục xảy ra, năm 2004 cũng là năm ngành bảo hiểm bồi thường nhiều nhất. Con số thống kê trong 10 tháng đầu năm đã hơn 35 tỉ USD, tăng 16 tỉ so với năm 2003.

* Mối quan tâm chung

Sự ấm dần lên của trái đất đang là mối quan tâm chung không phải của riêng quốc gia nào mà nó là vấn đề của toàn cầu.

Bộ trưởng Môi trường của 80 nước đã tổ chức hội thảo tại Buenos Aires (Argentina) để bàn về sự thay đổi khí hậu và tìm phương cách hạ nhiệt cho bầu không khí; trong đó, chú trọng đến lượng khí nhà kính (CO2) vì tuy không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên sự ấm lên của trái đất, nhưng nó lại là nguyên nhân quan trọng nhất. Và với sự đốt cháy than đá, dầu và gas như hiện nay, lượng CO2 trong không khí đang ngày càng tăng cao. Nếu không kịp thời hạn chế, thì theo dự đoán của các nhà khoa học, những gì xảy ra trong các thập niên tới sẽ tàn khốc hơn và lượng CO2 sẽ tăng đến mức không thể tưởng tượng được trên trái đất trong tương lai. Vì thế, giảm thải khí CO2 là việc làm cấp thiết không chỉ cho bầu không khí hiện nay, mà còn nhằm ngăn ngừa một thảm họa tiềm tàng cho tương lai.

Các nước đã dần nhận ra tầm quan trọng và có những động thái tích cực về vấn đề này, thể hiện ở nghị định thư Kyoto - nghị định thư được soạn thảo nhằm ngăn chặn sự ấm dần lên của trái đất bằng cách buộc các nước công nghiệp lớn phải cam kết giảm lượng khí thải từ các nhà máy, xe hơi, nhà máy điện chạy bằng than đá...

EU và nhiều quốc gia đã ký nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt là Mỹ, nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới hiện nay, đã từ chối ký vào nghị định. Dù vậy, với sự tham gia mới đây của Nga, nghị định vẫn sẽ được thực thi vào năm tới.

Nhiều nước cũng đã lập dự án về việc thu dọn sạch sẽ các mỏ than bị bỏ hoang, dùng các nguồn năng lượng mặt trời hoặc sức gió thay thế cho nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm. Các nước còn bày tỏ hy vọng Mỹ và các quốc gia đang phát triển lớn như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ sẵn sàng hạn chế hoặc tiến hành các biện pháp làm chậm lại sự ấm dần lên trên toàn cầu.

WMO đang tiếp tục kêu gọi chính phủ và nhân dân các nước trên toàn thế giới hãy để tâm đến tiến triển hàng năm của những dạng thời tiết bất thường và quan tâm đến các nghiên cứu của WMO.

. Ngọc Tú (dịch)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Feng Qian đoạt danh hiệu Hoa hậu nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc  (19/12/2004)
Iraq xét xử "Ali hóa học"  (19/12/2004)
Kết thúc phiên đàm phán thứ 9 về gia nhập WTO của VN  (19/12/2004)
Tìm thấy một giống khỉ mới tại Ấn Độ  (17/12/2004)
Phát hiện máy nghe trộm tại trụ sở LHQ ở Geneva  (17/12/2004)
Cá tra, ba sa có tên mới: "Pangasius"  (17/12/2004)
Phát hiện 9.000 hiện vật quý ở khu lò gốm cổ Bắc Ninh  (17/12/2004)
63 nước thành viên WTO ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức này  (17/12/2004)
Ông Saddam lần đầu tiên gặp luật sư  (17/12/2004)
Bin Laden xuất hiện kêu gọi tấn công các mỏ dầu  (17/12/2004)
Khởi công xây dựng đường ô-tô cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương  (17/12/2004)
TPHCM tổ chức Hội Hoa Xuân lớn   (16/12/2004)
Đất nước nhỏ nhất vùng Vịnh có lá cờ lớn nhất thế giới   (16/12/2004)
Indonesia bị đe dọa khủng bố   (16/12/2004)
44 công ty đủ điều kiện kiểm toán báo cáo tài chính   (16/12/2004)