10 sự kiện kinh tế thế giới năm 2004
15:28', 23/12/ 2004 (GMT+7)

Đó là hội nghị thượng đỉnh ASEAN 10, thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra, mở rộng khối EU, giá dầu thô tăng mức kỷ lục... Những sự kiện này được Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.

1. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 10

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10, diễn ra tại Viêng Chăn (Lào) trong các ngày 29, 30-11, nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy hội nhập và thu hẹp khoảng cách phát triển, thông qua Chương trình Hành động Viêng Chăn, Tuyên bố Viêng Chăn về tăng cường hợp tác kinh tế và hội nhập giữa 4 nước thành viên mới, Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội trong tam giác phát triển Việt Nam- Lào-Campuchia.

2. Dịch cúm gia cầm

Dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều nước châu Á (Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Campuchia) đã lan rộng ra một số nơi khác trên thế giới (như Mỹ, Canada,...), làm chết ít nhất 23 người và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, và ảnh hưởng tới du lịch. Khoảng trên 100 triệu con gia cầm đã bị chết hoặc bị thiêu hủy.

3. EU mở rộng

Ngày 1-5-2004, Liên minh châu Âu (EU) chính thức kết nạp thêm 10 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 25 nước, đưa EU trở thành khối kinh tế lớn nhất thế giới với GDP của 25 nước năm 2003 là 9.746 tỉ euro (11.770 tỉ USD) và là thị trường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới với 455 triệu người (sau Trung Quốc và Ấn Độ).

4. Giá dầu thô tăng lên mức kỷ lục hơn 55 USD/ thùng

Giá dầu thô thế giới tăng cao đã tác động mạnh lên thị trường toàn cầu, giảm đà tăng trưởng kinh tế thế giới.

5. Mỹ tăng lãi suất

Trong năm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất 5 lần (từ 1% lên 2,25%), thể hiện kinh tế nước này đã lấy lại đà tăng trưởng cho dù đồng USD tiếp tục chịu sức ép giảm giá do Mỹ bị thâm hụt kép về thương mại và ngân sách.

6. Xu thế ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực tăng mạnh

Đàm phán tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tiếp tục không đạt được kết quả như trông đợi từ sau thất bại của hội nghị Cancun (Mêhicô) tháng 9-2003 do các nước WTO chưa nhất trí về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại nông sản, mở đường cho xu hướng đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực, kéo theo sự gia tăng về tranh chấp thương mại giữa các nước. Hiện đã có tới 206 FTA có hiệu lực, 30 FTA sắp có hiệu lực và 60 FTA đang được thương lượng.

7. Vụ khủng hoảng Yukos

Vụ gian lận thuế lớn chưa rừng thấy trong lịch sử, ước khoảng 28 tỉ USD kể từ năm 2000, của Công ty Yukos, công ty kiểm soát 1/5 sản lượng dầu mỏ của Nga, bị phanh phui đã tác động mạnh lên thị trường dầu mỏ và làm xôn xao dư luận thế giới. Nó là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu thế giới lên mức cao kỷ lục và được coi là vụ mở đầu cho việc chính phủ Nga nắm lại quyền kiểm soát nguồn tài sản dầu mỏ khổng lồ đã bị bán đi một cách rẻ mạt trong những năm 1990 và tấn công vào đám tài phiệt muốn lũng đoạn chính trị ở nước này.

8. Vai trò về dầu mỏ của Nga và Trung Á gia tăng

Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới vẫn cao đã khiến nhiều nước hướng tới Cadắcxtan ở Trung Á -một trong những khu vực dầu mỏ đầy tiềm năng hiện nay - để đa dạng hóa nguồn cung trong bối cảnh tình hình ở Trung Đông bất ổn. Nhiều dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu khí đã và đang được xúc tiến ở đây, trong đó có dự án đưa dầu khí ra thị trường thế giới qua cảng Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ) và tuyến đường ống Cadacstan - Trung Quốc. Trong khi đó, các hãng dầu khí phương Tây cũng đổ xô đến Nga để tìm kiếm các hợp đồng khai thác dầu khí.

9. Vụ kiện tôm

Bộ Thương mại Mỹ đầu tháng 7 ra phán quyết sơ bộ về vụ kiện "chống bán phá giá" đối với tôm nhập khẩu của 6 nước, trong đó có Việt Nam. Động thái này, cùng với những phán quyết về các tranh chấp thương mại trước đó của Mỹ núp dưới khẩu hiệu "chống bán phá giá" nhằm vào hàng nhập khẩu, thực chất là các biện pháp bảo hộ mậu dịch, đi ngược lại xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu mà chính quyền Mỹ luôn hô hào.

10. Sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ

Sự phát triển của các hãng cung cấp dịch vụ bay giá rẻ ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Valuair có trụ sở tại Xingapo, AirAsia của Malaixia và Virgin Blue ở Ôxtrâylia, đã góp phần làm tăng lượng hành khách quốc tế đi lại bằng đường hàng không. Loại hình dịch vụ này còn gây sức ép buộc các hãng khác phải nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá vé, mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng.

. TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhà thầu lớn đầu tiên của Mỹ rút lui khỏi Iraq  (23/12/2004)
Các nước ASEAN thông qua kế hoạch ngăn chặn cúm gia cầm  (23/12/2004)
WB hỗ trợ tín dụng để cấp nước sạch cho 1 triệu dân  (23/12/2004)
Trung Quốc điều chỉnh luật xâm phạm bản quyền  (22/12/2004)
Trung Quốc điều chỉnh luật xâm phạm bản quyền   (22/12/2004)
Thủ tướng Anh viếng thăm Trung Đông  (22/12/2004)
TP Hồ Chí Minh có trên 6,1 triệu dân   (22/12/2004)
Giữ lại Pacific Airlines   (22/12/2004)
Hai con tin Pháp được phóng thích  (22/12/2004)
Anh: Ngân hàng Northern Bank bị cướp 39 triệu USD  (22/12/2004)
72 cán bộ quân đội được thăng quân hàm cấp Tướng  (22/12/2004)
Nhật Bản hỗ trợ 2 tỉ Yên giúp VN giảm nghèo  (22/12/2004)
Tỉ lệ người Mỹ ủng hộ cuộc chiến Iraq đang tụt giảm  (21/12/2004)
Tai nạn xe buýt tại Peru, 49 người chết  (21/12/2004)
Đặng Dương Minh Hoàng: sinh viên quốc tế xuất sắc nhất Đại học Nottingham  (21/12/2004)