1. Mỹ gặp khủng hoảng tại Iraq:
|
Thi thể của các nạn nhân thiệt mạng trong nhà xác Bệnh viện Chính phủ ở Nagappattinam, thuộc bang Tamil Nadu, nam Ấn Độ |
Một năm kể từ khi phát động tấn công Iraq và lật đổ chế độ Saddam, quân đội Mỹ thực sự phải đương đầu với những khó khăn rất lớn tại Iraq. Đầu tiên là vụ scandal tra tấn và ngược đãi tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib khiến cả thế giới phẫn nộ. Tiếp đó là việc họ không tìm thấy vũ khí hủy diệt trong khi phải liên tục đối phó với các cuộc tấn công tự sát, bắt cóc và cắt cổ con tin nước ngoài của quân nổi dậy.
2. Nước Nga bên bờ vực thẳm của chủ nghĩa khủng bố:
Chỉ trong vòng ít tuần lễ, các cuộc tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra trên nước Nga, lấy đi mạng sống của rất nhiều người vô tội. Bọn khủng bố đánh bom hai máy bay TU, nổ bom tự sát tại Moscow và thảm sát hàng trăm con tin, phần lớn là trẻ em tại Beslan.
4. Động đất và sóng thần tại châu Á:
Một trận động đất dữ dội nhất thế giới trong vòng 40 năm qua có cường độ 8,9 độ Richter đã tạo nên những cơn sóng thần có sức tàn phá và hủy diệt không thể tưởng tượng nổi cướp đi sinh mạng của hàng vạn người và gây thiệt hại hàng chục tỉ đô la. Du khách, ngư dân cùng với nhà cửa, xe cộ đã bị cuốn trôi trong chốc lát bởi những cột nước khổng lồ bên bờ Ấn Độ Dương.
5. Tổng thống Arafat qua đời:
Ngày 11-11, Tổng thống Yasser Arafat của Palestine đã qua đời ở quân y viện Percy của Pháp, thọ 75 tuổi. Được coi là biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người Palestine, ông Arafat đã để lại một hoài bão, một khát vọng về một nhà nước Palestine độc lập.
6. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine:
Không công nhận chiến thắng thuộc về đương kim Thủ tướng Viktor Yanukovych như tuyên bố của Ủy ban bầu cử Trung ương, lãnh đạo phe đối lập ở Ukraine cáo buộc chính phủ gian lận, đồng thời kêu gọi những người ủng hộ trên toàn đất nước đóng cửa các nhà máy, trường học và ngưng hoạt động giao thông vận tải. Đất nước thuộc Liên Xô cũ này rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Trước sức ép từ phương Tây và ngay chính trong nước, Ukraine phải tổ chức bầu cử lại.
7. EU đã có 25 thành viên:
EU kết nạp thêm 10 thành viên mới tạo ra một Liên minh châu Âu rộng lớn với 25 thành viên. Ngoài những thuận lợi, một châu Âu mở rộng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
8. Khủng hoảng nhân đạo tại Darfur:
Theo LHQ, khủng hoảng nhân đạo tại Darfur, Sudan đang trở nên tồi tệ nhất thế giới với ít nhất hai triệu người là nạn nhân của các cuộc xung đột cũng như đã giết chết ít nhất 70.000 người. Hiện tại, dư luận quốc tế đang lo ngại cho số phận của hàng ngàn người tị nạn sau khi trại tị nạn El Geer mới bị quân đội Sudan phá hủy.
9. Khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Iran:
Cuộc khủng hoảng hạt nhân không còn trong phạm bán đảo Triều Tiên mà đã lan tỏa sang Iran. Hiện nay quốc gia vùng Vịnh này đang phải đối mặt với lệnh cấm vận kinh tế và ngoại giao trên toàn thế giới do từ chối hợp tác với IAEA.
10. Đánh bom tàu tại Madrid:
hàng loạt vụ đánh bom đường sắt đã xảy ra tại Thủ đô Tây Ban Nha Madrid khiến 191 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trong sự thất vọng, phẫn uất và ám ảnh bởi vụ khủng bố này, cử tri Tây Ban Nha đã quay lưng lại với Đảng Nhân dân cầm quyền và dồn phiếu cho Đảng Xã hội. Theo các cử tri, với việc ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến Iraq, chính quyền đã biến đất nước thành mục tiêu của al Qaeda.
. VietNamNet |