LHQ cho phép lực lượng đa quốc gia vào Haiti
16:34', 1/3/ 2004 (GMT+7)

Tổng thống Aristide bỏ ra nước ngoài, đất nước tiếp tục hỗn loạn

Ngày 29-2, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã triệu tập phiên họp khẩn cấp để thông qua nghị quyết do nhóm "Bạn của Haiti" gồm Pháp, Mỹ, Canađa và một số nước láng giềng của Haiti soạn thảo, cho phép lực lượng đa quốc gia vào Haiti sau khi Tổng thống Jean Bertrand Aristide đã từ chức và ra đi.

Đêm 29-2, 600 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã vào Haiti theo lệnh của Tổng thống Mỹ George W. Bush. Đây là đơn vị quân đội nước ngoài đầu tiên được triển khai tại Haiti trong khuôn khổ một lực lượng đa quốc gia được LHQ hậu thuẫn với sứ mệnh khôi phục trật tự ở nước này.

Khoảng gần 150 binh sĩ Pháp cũng được lệnh lên đường và đến Haiti vào sáng 1-3. Lực lượng này sẽ nhanh chóng phối hợp với quân Mỹ.

Ngày 29-2, Bộ trưởng Nội các Haiti, ông Leslie Voltaire cho biết Tổng thống Haiti Jean Bertrand Aristide đã rời khỏi nước này trước sức ép của phiến quân trong nước và các nhà ngoại giao nước ngoài. Theo ông Voltaire, Tổng thống Aristide bay sang Cộng hòa Đôminica và sẽ tìm kiếm quy chế cư trú tại Marốc, Đài Loan hoặc Panama.

Cùng ngày, nguyên Chánh án Tòa án Tối cao Haiti Boniface Alexandre, một nhân vật do cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide bổ nhiệm, đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Haiti thay thế ông Aristide.

Ngày 29-2, Guy Philippe, một thủ lĩnh phiến quân Haiti nói rằng lực lượng của ông ta đã ngừng nổ súng sau khi Tổng thống Haiti Jean-Bertrand Aristide rời khỏi nước này, đồng thời hoan nghênh quyết định của Mỹ điều quân đội tới để giúp thiết lập lại trật tự ở Haiti. Ông Guy Philippe cho biết lực lượng của ông tôn trọng việc để ông Boniface Alexandre làm tổng thống lâm thời thay thế ông Aristide theo qui định của hiến pháp.

. TTXVN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ký kết 15 hợp đồng lớn về đóng tàu và vận tải hàng hóa  (29/02/2004)
Osama Bin Laden bị bắt?  (29/02/2004)
Vẫn còn nhiều bất đồng về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên  (29/02/2004)
Việt Nam mạnh mẽ bác bỏ những nhận xét sai trái về tình hình nhân quyền ở Việt Nam  (29/02/2004)
Philippines: Cháy phà, 200 người mất tích   (27/02/2004)
Hình thành 3 cụm công nghiệp sản xuất tàu thủy   (27/02/2004)
Dư luận quốc tế phản đối "Báo cáo Dân chủ, nhân quyền" của Bộ Ngoại giao Mỹ   (27/02/2004)
Macedonia: Quốc tang 3 ngày tưởng niệm Tổng thống Boris Trajkovski   (27/02/2004)
Mỹ muốn xếp số 1 về đầu tư vào Việt Nam   (27/02/2004)
Ixraen cướp hàng triệu USD tại các ngân hàng Palextin  (26/02/2004)
Dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam  (26/02/2004)
Ấn Độ: 40 triệu người biểu tình chống luật cấm đình công  (26/02/2004)
Khôi phục chăn nuôi gia cầm trong tháng 3  (26/02/2004)
Nga: Tổng thống Putin giải tán Chính phủ  (25/02/2004)
Việt Nam đã chế tạo ôtô điện  (25/02/2004)