Dư luận về Nghị quyết "Người Việt ở nước ngoài"
16:15', 4/4/ 2004 (GMT+7)

Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp gỡ, chúc mừng kiều bào về thăm quê hương nhân dịp Tết Nguyên đán 2004

Nhiều Việt kiều và du học sinh tại Mỹ, Ôxtrâylia và Xinhgapo đều đánh giá cao Nghị quyết của Bộ Chính trị đối với người Việt Nam ở nước ngoài, song cũng đề nghị cần có nhiều chính sách cụ thể và ưu tiên hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ về thăm và đóng góp chất xám xây dựng quê hương.

Anh Nguyễn Trí Quang Phúc, du học sinh tại Xinhgapo, khẳng định "đây là một chính sách hợp lý và nếu thực hiện đúng đắn sẽ tận dụng được ngoại lực để phát triển kinh tế, phát triển đất nước". Tuy nhiên, anh Phúc cho rằng còn rất nhiều điểm chưa cụ thể và chưa giải quyết được những vướng mắc mà những người Việt ở nước ngoài gặp phải như trường hợp rời Việt Nam lúc còn nhỏ, khi trở về gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề hộ khẩu.

Bản thân anh Phúc cũng không rõ liệu người gốc Việt Nam nhưng mang quốc tịch khác có được coi là người Việt Nam ở nước ngoài hay không và có được hưởng những chính sách ưu đãi như đối với người Việt Nam ở nước ngoài hay không.

Anh Đào Trọng Chi, nghiên cứu sinh ở Xinhgapo, cũng cho rằng Nhà nước cần có chính sách cụ thể và ưu tiên đối với du học sinh như đơn giản hóa các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài, giá vé máy bay, làm hộ chiếu.

Anh Chi đề nghị Nhà nước cần quan tâm hơn đến vấn đề kết nạp Đảng cho du học sinh ở nước ngoài vì thực tế chưa có du học sinh nào được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Ông Phạm Hùng, sinh sống tại Mỹ, đề nghị các sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài cần hoạt động tích cực hơn nữa để phát huy vai trò của mình trong việc giúp đỡ và giải quyết những vướng mắc cho người Việt Nam ở nước ngoài, thực sự là cầu nối giữa người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ, Việt kiều Ôxtrâylia, không giấu nổi niềm vui khi biết rằng sau Nghị quyết này, tất cả rào cản đối với người Việt Nam ở nước ngoài sẽ được dỡ bỏ.

Ông Lệ đề nghị nên tích cực tổ chức các cuộc hội thảo về từng ngành, từng lĩnh vực, với sự tham gia của chuyên gia, các trí thức Việt kiều, thông qua đó kêu gọi họ tham gia đóng góp xây dựng đất nước.

Cùng quan điểm với Tiến sĩ Lệ, Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Việt kiều Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khu công nghệ cao TPHCM, cho rằng nên tạo cơ hội cho trí thức Việt kiều tham gia vào các dự án mang tầm quốc gia. "Việt kiều cũng có thể đề nghị các dự án để Nhà nước đầu tư vào, thậm chí cho vào biên chế nhà nước để anh em cảm thấy có trách nhiệm hơn", ông đề nghị.

Theo ông Khê, việc đưa Việt kiều vào làm việc trong bộ máy hành chính sẽ tạo điều kiện cho họ chuyển giao kinh nghiệm quản lý, tổ chức, công nghệ của nước ngoài cho các cán bộ trong nước.

Ông cho rằng các thủ tục hành chính rườm rà, hiện là rào cản lớn cho các hoạt động kinh doanh của Việt kiều, cần phải được dỡ bỏ càng sớm càng tốt, để Việt kiều có thể đóng góp công sức, trí tuệ của mình xây dựng đất nước.

. TTXVN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chuẩn bị công bố với thế giới hai loài động vật mới ở Việt Nam  (01/04/2004)
Ngày kinh hoàng tại Iraq  (01/04/2004)
Du thuyền vượt đại dương đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam  (01/04/2004)
Thành lập nhóm đặc nhiệm phản đối vụ kiện tôm  (01/04/2004)
Nga chế tạo vũ khí mới có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ   (31/03/2004)
Lên án việc tùy tiện trừng phạt một quốc gia có chủ quyền   (31/03/2004)
Công bố các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở   (31/03/2004)
Bolivia: Đánh bom tự sát giữa Quốc hội   (31/03/2004)
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt ngay các hành động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam   (31/03/2004)
Mỹ vẫn sử dụng căn cứ ở Uzbekistan sau các vụ khủng bố  (30/03/2004)
Tại CHDCND Triều Tiên: Cuộc sum họp sau hơn 50 năm ly tán  (30/03/2004)
Công bố hết dịch cúm gia cầm trên toàn quốc  (30/03/2004)
7 nước Đông Âu gia nhập NATO  (30/03/2004)
Người VN ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc  (30/03/2004)
Trung Quốc sẽ "quy hoạch 5 năm"  (29/03/2004)