Nhóm đặc trách tôm phản đối xác định tình trạng khẩn cấp
15:51', 26/5/ 2004 (GMT+7)

Chiều 25-5, "Nhóm đặc trách tôm", do Liên minh hành động Thương mại, Công nghiệp và Tiêu dùng Mỹ (CITAC) và Hiệp hội các nhà phân phối thủy sản Mỹ (ASDA) thành lập, đã phản đối Liên minh tôm miền Nam (SSA) mưu toan thuyết phục Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chấp nhận cách tính của họ và áp Thuế hồi tố đối với 4 nước châu Á bị đơn trong vụ kiện tôm là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.

Chủ tịch "Nhóm đặc trách tôm" đồng thời là Chủ tịch ASDA, ông Wally Stevens nói: "SSA và các luật sư của họ biết rằng nếu DOC áp dụng cách tính thông thường đối với một vụ kiện thương mại thì họ sẽ thua kiện".

Ông Stevens kêu gọi DOC bác bỏ lý lẽ gian lận của SSA. "Nếu DOC áp dụng cách tính công bằng, chúng tôi tin chắc là sẽ không có hiện tượng bán phá giá. SSA liên tục tìm cách gây sức ép đòi DOC thay đổi cách tính bởi họ biết mình không thể thắng trong một vụ kiện công bằng", ông Stevens nói.

Ông Stevens nói thêm rằng cách duy nhất để các luật sư của SSA có thể vin vào cớ lượng tôm nhập vào Mỹ gia tăng là phải dựng lên một chu kỳ thời gian bất bình thường. Ông khẳng định: "Chúng tôi thấy rằng yêu cầu của SSA là hoàn toàn không phù hợp với thông lệ của DOC. SSA biết rằng họ không thể đưa ra số liệu về lượng tôm nhập khẩu gia tăng trong giai đoạn 3 tháng sau khi đơn kiện được trình lên DOC, bởi thế họ muốn DOC tính thêm 3 tháng". SSA còn "trắng trợn" tới mức so sánh quãng thời gian này (từ tháng 8-2003 đến tháng 3-2004) với thời gian 6 tháng trước đó để tìm "bằng chứng" về sự gia tăng lượng tôm nhập vào Mỹ.

Do tính chất phức tạp của vụ kiện tôm, ngày 19-5, DOC quyết định lui lại thời điểm công bố phán quyết sơ bộ về việc có xảy ra tình trạng bán phá giá hay không, và biên độ phá giá, đối với Việt Nam và Trung Quốc tới ngày 2-7; đối với Braxin, Êcuađo, Ấn Độ và Thái Lan tới ngày 28-7.

Ngay sau quyết định này, SSA đã trình đơn yêu cầu xác định Tình trạng khẩn cấp, đưa ra lý lẽ lượng tôm nhập vào Mỹ của bốn nước Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đã tăng đột ngột, do vậy cần phải trở thành đối tượng áp Thuế hồi tố. Trong đơn trình DOC, SSA đòi hỏi áp Thuế hồi tố ngay lập tức, so sánh tôm nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 6 tháng trước và sau tháng 8-2003, thời điểm mà SSA tiến hành bỏ phiếu quyết định đệ trình đơn kiện chống bán phá giá.

Theo luật định, việc xác định Tình trạng khẩn cấp chỉ có thể có hiệu lực vào thời điểm phán quyết sơ bộ được công bố, và Thuế hồi tố được áp dụng theo Tình trạng khẩn cấp chỉ có thể tính trở lại 90 ngày trước thời điểm công bố phán quyết sơ bộ.

Theo tiêu chuẩn của DOC, lượng tôm xuất vào Mỹ của một nước phải tăng tối thiểu 15% trong giai đoạn 3 tháng kể từ khi đơn kiện chống bán phá giá được đệ trình (từ ngày 31-12-2003 đến ngày 31-3-2004) mới đủ điều kiện có thể xem xét áp Thuế hồi tố. Như vậy, khả năng áp Thuế hồi tố trong vụ kiện tôm là không có cơ sở đối với Thái Lan, Việt Nam hay Trung Quốc, bởi lượng tôm của Thái Lan xuất vào Mỹ chỉ tăng 4%, trong khi lượng tôm của Việt Nam xuất vào Mỹ giảm 18% và Trung Quốc giảm 22%.

. TTXVN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Shahristani được đề cử làm thủ tướng Iraq   (26/05/2004)
Máy bay Mỹ không kích giết chết 20 lính Taliban   (26/05/2004)
Tổ chức al Qaeda hiện có 18.000 tay súng hoạt động trên 60 quốc gia   (26/05/2004)
Dư luận chỉ trích dự thảo Nghị quyết về Iraq của Mỹ, Anh   (26/05/2004)
900 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia   (26/05/2004)
Ngày 26-5, Bệnh viện Nhi T.Ư tiến hành ca ghép thận vị thành niên đầu tiên   (25/05/2004)
Bão lớn ở Dominican và Haiti làm hơn 130 người chết   (25/05/2004)
Bom lại nổ ở Bagdad   (25/05/2004)
Năm 2006 sẽ có phương án làm mưa nhân tạo   (25/05/2004)
Một học sinh Việt Nam đoạt giải Nhì cuộc thi sáng tạo phần mềm trình diễn pháo hoa ảo tại Nhật Bản  (25/05/2004)
Phát hiện những vết nứt mới tại sân bay Charles de Gaulle của Pháp   (25/05/2004)
Mỹ đệ trình LHQ dự thảo về chính phủ tương lai của Iraq   (25/05/2004)
Xây nhà máy điện hạt nhân: Cần trưng cầu ý kiến người dân   (25/05/2004)
Châu Á xây dựng kho dự trữ dầu chiến lược   (24/05/2004)
Mỹ và Anh trình LHQ dự thảo nghị quyết về Iraq   (24/05/2004)