Kích động người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia là những hành động vô nhân đạo
10:43', 23/7/ 2004 (GMT+7)

Chiều 22-7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên Reuter đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc báo cáo của quan chức UNHCR tại Campuchia nói rằng cơ quan này đã tiếp nhận 42 người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia với mục đích xin tỵ nạn chính trị và các quan chức này cũng cho biết số lượng người mới tới nâng tổng số người dân tộc thiểu số Tây Nguyên có mặt tại Campuchia tới 100 người, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Dũng nêu rõ hiện chưa có thông tin chính thức nào về việc này và các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ xác minh lại thông tin này. Tuy nhiên, ông Lê Dũng cho rằng, ngay cả khi có những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia thì phải coi họ là những người vượt biên trái phép và không coi họ là những người tỵ nạn chính trị.

Về việc một số những kẻ thù địch với Việt Nam tung ra những thông tin xuyên tạc, kích động người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia trong thời gian vừa qua, ông Lê Dũng nêu rõ đây là những hành động hết sức vô nhân đạo, phá vỡ cuộc sống yên bình của người dân Tây Nguyên, gây mất ổn định ở khu vực, đặc biệt là phá hoại mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia. Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách bình đẳng, tương thân tương ái, đoàn kết giữa các dân tộc và cũng như những dân tộc thiểu số khác, người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên luôn được Nhà nước, Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện cuộc sống về cả vật chất và tinh thần.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Dũng cũng cho biết, tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại cuộc họp vừa qua của ba Thủ tướng Lào, Việt Nam, Campuchia đã nêu rõ: Vấn đề người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia thực chất chỉ là cái cớ che đậy làm mất an ninh ở một số tỉnh ở Campuchia, Việt Nam và Lào. Hiến pháp của Campuchia cũng quy định rõ là không cho phép bất cứ một lực lượng nào sử dụng lãnh thổ Campuchia để tiến hành các hoạt động chống đối lại các nước khác. Chính phủ Campuchia không cho phép lập các trại tỵ nạn ở dọc biên giới nước mình với các nước khác. Đối với vấn đề người dân tộc thiểu số chạy sang Campuchia, Campuchia sẽ tiến hành phỏng vấn nếu có những ai tự nguyện muốn về Việt Nam, sẽ giải quyết cho về Việt Nam; còn những ai muốn đi định cư ở nước thứ ba, nếu được chấp nhận, sẽ được giải quyết thực hiện mong muốn này. Theo phía Campuchia, trong vòng 1 tháng nếu không được một nước thứ ba nào nhận những người này thì phía Campuchia sẽ đưa những người nhập cư trái phép quay trở lại Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh quan điểm này của Campuchia.

. VOV news

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Các nhà ngoại giao tìm cách cứu con tin tại Iraq  (22/07/2004)
Người dân Mỹ phản đối cái gọi là "Luật Nhân quyền Việt Nam 2004"  (22/07/2004)
Nhà nước cấp đất sản xuất, đất ở cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo  (22/07/2004)
Số người chết và mất tích do lũ quét tăng lên 44   (22/07/2004)
Italia cảnh báo về tình trạng nhập cư trái phép gia tăng   (22/07/2004)
Các nước Hồi giáo họp bàn về vấn đề Iraq   (22/07/2004)
Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài   (22/07/2004)
Việt Nam đề xuất 6 vấn đề cho khu vực Tam giác phát triển   (22/07/2004)
Phần mềm miễn phí giúp người khiếm thị sử dụng internet   (21/07/2004)
Xây dựng tam giác phát triển Việt Nam - Campuchia - Lào   (21/07/2004)
Brazil sẽ bắn hạ các máy bay chở thuốc phiện   (21/07/2004)
Nhật không "lung lay" trước lời đe dọa của al-Zarqawi   (21/07/2004)
Chỉ Việt Nam mới có thể lên án Mỹ về nhân quyền   (21/07/2004)
VN kiên quyết bác bỏ dự luật sai trái của Hạ viện Hoa Kỳ  (21/07/2004)
Các nước Nam Á họp thượng đỉnh  (21/07/2004)