Nối vòng tay lớn ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/điôxin
10:31', 26/7/ 2004 (GMT+7)

Ngày 25-7, các đại biểu dự Hội nghị ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam đã cùng ký vào bản kiến nghị ủng hộ vụ khiếu kiện các tập đoàn sản xuất hóa chất độc ở Mỹ với tinh thần "Một chữ ký triệu tấm lòng", đồng thời quyên góp được trên 2 tỷ đồng hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Vũ Hiệp, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam đã kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước hãy hướng về các nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với các nạn nhân.

Ông kêu gọi bạn bè khắp năm châu, kể cả nhân dân Mỹ hãy ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam, vì lương tâm và trách nhiệm; đòi các tập đoàn sản xuất hóa chất độc Mỹ phải có trách nhiệm đền bù cho các nạn nhân ở Việt Nam cũng như ở Mỹ và nhiều nước khác.

Bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Danh dự Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam nhấn mạnh: "Hoa Kỳ cần phải thừa nhận hậu quả của chất độc da cam đối với người Việt Nam và thực hiện trách nhiệm về tinh thần và vật chất đối với nạn nhân Việt Nam, như họ đã làm đối với các cựu chiến binh của Mỹ. Không có lý do gì mà người ngồi trên máy bay đi rải chất độc được công nhận bị nhiễm và mắc bệnh, còn người bị rải chất độc lên đầu thì lại không được công nhận. Đây là sự vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng".

"Trước mắt các công ty hóa chất đã sản xuất ra chất độc hóa học, trong đó có đioxin nồng độ cao để cung cấp cho quân đội Mỹ, phải đáp ứng yêu cầu của nạn nhân chất độc da cam, bồi thường thích đáng cho họ. Nguyện vọng, đòi hỏi của Việt Nam là hết sức chính đáng, phù hợp với đạo lý và cả pháp lý quốc tế", bà Bình nói.

Ông Charles Johnson, Chủ tịch một tổ chức nhân đạo phi chính phủ của Mỹ cho biết tổ chức này đã xây dựng một trạm y tế nhằm phục vụ các nạn nhân chất độc da cam tại huyện Củ Chi và sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực nhân đạo từ phía các doanh nghiệp và nhân dân Mỹ để xây dựng thêm nhiều trạm y tế khác tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, suốt 10 năm từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, phần lớn là chất da cam, chứa gần 400kg đioxin.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm giải quyết hậu quả của chiến tranh hóa học. Năm 1998, cùng với sự ra đời của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội Chữ Thập đỏ, Nhà nước đã có chế độ trợ cấp cho các nạn nhân và con cháu của họ. Gần 300.000 nạn nhân đã được giúp đỡ khám, chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, cấp phương tiện hành nghề, cải thiện đời sống.

Ngày 10-1-2004, Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại diện pháp lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ngày 30-1-2004, Hội đã cùng với một số nạn nhân chất độc da cam đứng nguyên đơn khởi kiện 37 công ty Mỹ sản xuất chất độc hóa học.

. TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khai mạc lễ hội Nhịp cầu xuyên Á - Quảng Trị 2004   (26/07/2004)
Bắt giữ 3 người liên quan đến vụ tai nạn tàu hỏa ở Thổ Nhĩ Kỳ  (25/07/2004)
Bạo lực và nạn bắt cóc gia tăng tại Iraq  (25/07/2004)
Quảng Trị nối vòng tay bạn bè qua "Nhịp cầu xuyên Á"  (25/07/2004)
Khai mạc Trại hè Việt Nam 2004: Chuyến "Về nguồn" đầy ý nghĩa của thanh niên Việt kiều  (25/07/2004)
Việt Nam phê phán hành động sai trái của UNHCR  (25/07/2004)
Điện sáng núi rừng miền Trung   (23/07/2004)
Các luật sư bào chữa cho ông Saddam kêu gọi châu Âu giúp đỡ   (23/07/2004)
Afghanistan: Đoàn xe quân sự Mỹ bị tấn công   (23/07/2004)
CITAC/ASDA hành động chống lại việc DOC áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam   (23/07/2004)
Một thi thể không đầu được tìm thấy tại miền bắc Iraq   (23/07/2004)
Ủy ban điều tra chỉ trích chính quyền Mỹ về vụ tấn công 11-9   (23/07/2004)
Thổ Nhĩ Kỳ: Tàu cao tốc trật đường ray, gần 40 người chết   (23/07/2004)
Kích động người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia là những hành động vô nhân đạo   (23/07/2004)
Các nhà ngoại giao tìm cách cứu con tin tại Iraq  (22/07/2004)