Việt Nam tạo chuyển biến cơ bản từ khâu lập chính sách để thu hút các nhà đầu tư
17:45', 18/8/ 2004 (GMT+7)

Tiếp tục tìm hiểu về môi trường đầu tư ở Việt Nam, ngày 18-8, các đại biểu tham dự hội nghị "Đầu tư ở Việt Nam - tổng quan, chiến lược và triển vọng" bước sang ngày làm việc thứ 2.

Trong hai ngày còn lại của hội nghị, các nhà đầu tư nghe những đại diện các doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam trình bày về những kinh nghiệm tại Việt Nam, đồng thời dành một ngày cho việc thảo luận, tìm kiếm đối tác theo từng lĩnh vực cụ thể (công nghiệp chế tạo, bất động sản - xây dựng - khách sạn, chăm sóc sức khỏe - giáo dục và hậu cần) và đi tham quan Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.

Trong ngày 17-8, gần 500 doanh nghiệp Việt Nam và Singapore đã nghe Thủ tướng Phan Văn Khải đánh giá vai trò và tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Singapore. Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện đường lối đổi mới, cải cách kinh tế và chủ động hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhằm xây dựng quan hệ thương mại, đầu tư ổn định, minh bạch và tự do hơn với tất cả các đối tác.

Các đại biểu cũng trao đổi ý kiến thẳng thắn với đại diện các cơ quan Chính phủ Việt Nam về một số vấn đề như việc cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore; lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam...

Theo ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nền kinh tế tăng trưởng cao, môi trường đầu tư an toàn, đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ và chi phí thấp... vẫn là thế mạnh của Việt Nam. Khả năng Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2005 hoặc chậm nhất là đầu năm 2006 càng khiến Việt Nam là địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Ông Klaus Rohland còn cho rằng, các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế của Việt Nam "không hề thua kém các nước khác".

Tổng giám đốc Citigroup tại Việt Nam Charly Madan nhấn mạnh: nền kinh tế mà tăng trưởng dựa phần lớn trên xuất khẩu như Việt Nam chắc chắn sẽ là nơi rất thuận lợi cho đầu tư sản xuất, mà triển vọng thành công lớn xuất phát từ đội ngũ lao động trẻ. "Tôi đã từng theo rất sát các nhân viên Việt Nam và nhận thấy trình độ của họ không hề thua kém người Trung Quốc, Ấn Độ".

. VOV news

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
VN có bằng chứng xác đáng về hậu quả chất độc da cam/điôxin   (18/08/2004)
Cuốn sách lớn nhất VN được bán đấu giá 90 triệu đồng   (18/08/2004)
Tỷ lệ đói nghèo liên tục giảm trong những năm qua   (18/08/2004)
Thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (sửa đổi)   (18/08/2004)
Cảnh sát Anh xét xử 8 nghi phạm khủng bố   (18/08/2004)
Giáo sĩ Sadr từ chối gặp phái đoàn hòa bình   (18/08/2004)
Khai mạc Hội nghị đầu tư vào Việt Nam  (17/08/2004)
Thành lập thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình  (17/08/2004)
Tìm thấy một loài chim mới ở Philippines  (17/08/2004)
Nổ bom tại một khách sạn hạng sang ở Nepal  (17/08/2004)
Từ ngày 1-9: phát hành bổ sung tiền 100.000 đồng bằng polymer  (17/08/2004)
Iraq tìm kiếm giải pháp chấm dứt bạo lực tại Najaf   (17/08/2004)
Ấn Độ kêu gọi Bangladesh bảo vệ đàn voi đi lạc   (17/08/2004)
Thông qua Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam   (17/08/2004)
CNN: Vụ kiện chất độc da cam - công lý cho những người bị hại   (17/08/2004)