WB đánh giá cao môi trường đầu tư ở Việt Nam
15:57', 29/9/ 2004 (GMT+7)

Việt Nam cùng với một số nước ở châu Phi, được Ngân hàng Thế giới (WB) coi là những điển hình về thành công trong cải cách thủ tục pháp lý - một trong những vấn đề cơ bản để cải thiện môi trường đầu tư trong những năm qua.

Điều này được nêu trong Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2005 với tựa đề "Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người" vừa được WB công bố dựa trên kết quả khảo sát hơn 30.000 doanh nghiệp tại 53 nước đang phát triển.

Tại Hà Nội, bình luận về báo cáo này, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ông Martin Rama cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam đang rất tốt nhờ sự ổn định về vĩ mô, những thành công trong cải cách luật pháp, quá trình cải thiện nhanh về cơ sở hạ tầng. Việc thực hiện cơ chế "một cửa" thực sự là một bước đột phá trong cải cách hành chính của Việt Nam, tạo ra tính minh bạch trong các thủ tục hành chính. Cơ chế này cùng với quá trình hiện đại hóa ngành hải quan, việc tăng cường đấu thầu trong các dự án công trình thay vì cơ chế phân bổ, xin-cho trước đây, là những cải cách rất tích cực làm giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh.

Ông Martin cũng nhận định rằng chiến lược tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam đang đi đúng hướng khi tạo thêm động lực cho doanh nghiệp từ hai góc độ: thứ nhất là phát triển thị trường dịch vụ, chống độc quyền; thứ hai là ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đang nỗ lực cho việc sớm gia nhập WTO.

Cùng chung những nhận định về sự tiến bộ trong môi trường đầu tư ở Việt Nam, Giám đốc quốc gia của WB Klaus Rohland còn đánh giá cao những thành công vượt trội của Việt Nam trong lĩnh vực giảm nghèo. Ông Klaus Rohland cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rất tốt về vấn đề chống tham nhũng và đang có nhiều biện pháp giải quyết về cơ chế để giảm động cơ tham nhũng.

Các chuyên gia kinh tế của WB cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực của Việt Nam trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo hướng tạo cho doanh nghiệp những tập quán tốt về môi trường, về đối xử với người lao động, nâng cao tính xã hội của sản phẩm. Nếu làm tốt điều này, cộng đồng doanh nghiệp sẽ phát huy được truyền thống quan tâm đến nhau trong cuộc sống của người Việt Nam để tạo thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp, cho quốc gia, trở thành một lợi thế so sánh hơn các quốc gia khác.

. TTXVN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ít nhất 7 con tin tại Iraq đã được trả tự do  (29/09/2004)
Singapore nới lỏng lệnh cấm nhập gia cầm từ Malaysia  (29/09/2004)
Xây dựng bảo tàng về di tích Hoàng thành Thăng Long  (29/09/2004)
Ngày 25-10: Khai mạc kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XI  (29/09/2004)
Nổ bom ở Nepal  (28/09/2004)
Giá dầu tăng ở lên 50 USD/thùng   (28/09/2004)
Khai trương xí nghiệp may hiện đại nhất Đông Nam Á   (28/09/2004)
"Người đàn bà mộng du" đoạt giải đặc biệt LHP châu Á-TBD   (28/09/2004)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vui Tết Trung Thu với thiếu nhi Hà Nội  (28/09/2004)
Cấp phép đầu tư cho dự án đô thị mới lớn nhất TPHCM   (28/09/2004)
Philippinnes tổ chức tour du lịch học Tiếng Anh   (28/09/2004)
Singapore tổ chức lễ hội trăng rằm   (28/09/2004)
Gần 350 tỷ đồng xây dựng bến số 1 - Cảng tổng hợp Dung Quất  (27/09/2004)
Ai Cập lập kế hoạch hợp nhất tiếng cầu kinh  (27/09/2004)
Thụy Sĩ bác bỏ cải cách quyền công dân  (27/09/2004)