Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội năm 2004
15:6', 2/1/ 2005 (GMT+7)

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, nhờ những nỗ lực trong cải cách, năm 2004, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể, tăng trưởng kinh tế GDP khá và ổn định, năm sau cao hơn năm trước (năm 2002 tăng 7,1%, năm 2003 tăng 7,3%, ước tính năm 2004 là 7,6%).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ 21,8% năm 2003 xuống còn 20,4% năm 2004. Trong khi đó, tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng, dự kiến đạt 41,1%, tăng 1,1% so với năm 2003. Đặc biệt tỉ trọng ngành dịch vụ sau 3 năm liên tục giảm thì năm 2004 đã có xu hướng phục hồi, dự kiến đạt 38,5% (năm 2003 là 38,2%).

Giá trị công nghiệp tăng 15,6%, trong đó giá trị tăng thêm đạt 10,6%, cao nhất từ nhiều năm nay đã góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Điểm nổi bật là chất lượng nhiều sản phẩm công nghiệp đã dần được nâng cao. Tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tác vẫn duy trì xu hướng tăng lên, giá trị tăng thêm của ngành từ 61% năm 2003 tăng lên 61,5% năm 2004. Trong khi đó, tỉ trọng của ngành công nghiệp khai thác giảm từ 27,7% năm 2003 xuống còn 26,5% năm 2004. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp đi vào hoạt động có chất lượng và hiệu quả hơn theo hướng có lợi cho tiến trình phát triển.

Cơ cấu các ngành dịch vụ bắt đầu có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... ngành du lịch phát triển nhanh với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Tỉ trọng của ngành khách sạn, nhà hàng tăng từ 8,2% năm 2003 lên 8,4% năm 2004. Tỉ trọng của ngành thương nghiệp tăng từ 36% lên 36,5% năm 2004.

Các thành phần kinh tế tích cực đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân đã có mức tăng trưởng rất cao. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP tăng từ 36,6% năm 2000 lên khoảng 42% năm 2004.

Trong năm 2004, cả nước đã tạo ra 1,55 triệu chỗ làm việc mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,6%. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, tài nguyên môi trường, vấn đề dân số, gia đình trẻ em, an sinh xã hội... có nhiều tiến bộ. Đặc biệt phát triển kinh tế-xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã được quan tâm. Chính phủ đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2.374 xã đặc biệt khó khăn ở 355 huyện thuộc 49 tỉnh; xây dựng hơn 400 trung tâm cụm xã, đào tạo cho hơn 5.000 lượt cán bộ xã, bản, làng.

Hoạt động xóa đói giảm nghèo được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm nhất là các tỉnh đặc biệt khó khăn, có tỉ lệ đói nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn. Năm 2004, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm xuống còn 8,3%, mỗi năm bình quân giảm trên 2%. Nhìn chung tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong cả nước và trên tất cả các vùng địa lý, trong đó các vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao có xu hướng giảm nhanh hơn các vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp.

Theo thống kê, trong số 64 tỉnh thành phố, có 36 tỉnh, thành phố có tỉ lệ hộ nghèo dưới 10%, trong đó có 11 tỉnh, thành phố tỉ lệ hộ nghèo dưới 5% (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cần Thơ, Long An, An Giang, Hưng Yên, Quảng Ninh); có 4 tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo trên 20% (Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Sóc Trăng).

Năm 2005 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005, Việt Nam phấn đấu mức tăng trưởng GDP từ 8 đến 8,5% và giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%.

. TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Năm mới nhuốm màu tang tóc tại Iraq  (02/01/2005)
Đón chào năm mới 2005 trong nỗi đau mất mát  (02/01/2005)
Tết Dương lịch 2005: An lành và lạc quan  (02/01/2005)
10 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2004   (31/12/2004)
Argentina: Cháy vũ trường, 153 người thiệt mạng   (31/12/2004)
Bàn việc khắc phục hậu quả sóng thần   (31/12/2004)
Ukraine: Ông Yushchenko lập kế hoạch nhậm chức  (31/12/2004)
Đón năm mới tiết kiệm vì nạn nhân động đất ở châu Á  (31/12/2004)
Xây dựng 17 nhà máy điện ở miền Trung và Tây Nguyên  (31/12/2004)
Việt Nam viện trợ cho 4 nước bị thiệt hại do động đất và sóng thần  (31/12/2004)
Từ 1-1-2005: Xóa bỏ cơ chế hai giá bán điện  (30/12/2004)
Đưa sân khấu, nhạc truyền thống đến khán giả nước ngoài  (30/12/2004)
Ấn Độ phát lệnh báo động sóng thần mới  (30/12/2004)
Nguyễn Hữu Chánh đã bị các "chiến hữu" vạch mặt và yêu cầu tòa án Mỹ bắt giữ  (30/12/2004)
Một người VN thiệt mạng do sóng thần  (30/12/2004)