Giải quyết vấn đề người thiểu số Tây Nguyên ở Campuchia
12:6', 26/1/ 2005 (GMT+7)

Sau hai ngày làm việc (24 và 25-1) tại Hà Nội, Việt Nam, Campuchia và Cơ quan Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) đã ký Bản ghi nhớ về việc giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên và đang ở các trại tạm ở Campuchia.

Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia không phải do bị đàn áp, truy bức.

Các bên đã đồng ý cần tăng cường hợp tác phối hợp để tìm ra giải pháp cuối cùng cho khoảng 750 người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đang ở các các trại tạm cư ở Campuchia, sớm thu xếp cho những người muốn đi tái định cư ở nước thứ ba và nhanh chóng đưa về Việt Nam những người tự nguyện hồi hương.

Những người còn lại sẽ có một tháng để quyết định. Sau thời gian đó, Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam đưa họ trở về trong trật tự an toàn phù hợp với luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đến Campuchia sau ngày ký thỏa thuận này thì chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ xem xét và quyết định cho họ đi tái định cư hoặc đưa họ trở về Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam nhắc lại rằng những người trở về sẽ không bị trừng phạt hoặc phân biệt đối xử hoặc truy tố về tội ra đi bất hợp pháp.

Các bên cũng đã thống nhất nhanh chóng hoàn thành việc thu xếp cho đi tái định cư trong thời gian sớm nhất không quá 6 tháng trừ một vài trường hợp đặc biệt.

Đoàn Campuchia và UNHCR đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc thu xếp cuộc họp Ba bên thành công tốt đẹp.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng làm trưởng đoàn; Đoàn Campuchia do Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Long Visalo làm trưởng đoàn; Đoàn UNHCR do bà Erica Feller, Giám đốc Ban Bảo hộ quốc tế UNHCR làm trưởng đoàn.

. TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Iraq: Một thẩm phán bị ám sát, 5 lính Mỹ thiệt mạng  (25/01/2005)
Iran loại bỏ khả năng đàm phán với Mỹ  (25/01/2005)
Việt Nam sản xuất thuốc chống tái nghiện Danapha  (25/01/2005)
Năm 2005: không tổ chức thi tốt nghiệp tiểu học  (25/01/2005)
WHO khẳng định: Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn  (25/01/2005)
Iraq: Phát hiện nhiều nơi cất giấu vũ khí tại Baghdad  (25/01/2005)
Mỹ cần 80 tỉ USD cho các hoạt động quân sự trong năm 2005  (25/01/2005)
Kinh tế Việt Nam đã chuyển biến tích cực  (25/01/2005)
Tôn vinh 41 doanh nghiệp FDI làm ăn hiệu quả  (25/01/2005)
Kết thúc vụ án ma túy lớn nhất với 17 án tử hình, 10 án chung thân  (25/01/2005)
Hồ tiêu Việt Nam chiếm 50% thị trường thế giới   (24/01/2005)
PIDC khoan giếng dầu đầu tiên tại Angiêri   (24/01/2005)
Iraq: Đánh bom tự sát tại Baghdad, 10 người bị thương   (24/01/2005)
Trung Quốc: Tai nạn giao thông, 24 người thiệt mạng   (24/01/2005)
Thêm một bệnh nhân bị nghi nhiễm vi-rút H5N1 tử vong  (24/01/2005)