Trận đánh khách sạn Việt Cường
18:14', 30/3/ 2003 (GMT+7)

Trên đường Trần Hưng Đạo (trước giải phóng là đường Gia Long), con đường chính nối liền thành phố Quy Nhơn với Quốc lộ 1A, tại số nhà 464 có một khách sạn 3 tầng mang tên Việt Cường. Tại nơi đây vào đêm mồng 10 tháng 2 năm 1965, bộ đội đặc công D10 tỉnh Bình Định đã lập một chiến công vang dội, tiêu diệt và làm bị thương 70 tên địch, trong đó phần lớn là cố vấn Mỹ.

Trước tình hình quân ngụy ngày càng rệu rã, Mỹ quyết định tăng thêm lực lượng cố vấn. Trong một thời gian ngắn, số cố vấn Mỹ trên chiến trường Bình Định đã tăng gấp đôi. Thị xã Quy Nhơn trở thành hậu cứ của chúng. Để phá tan âm mưu mới của địch, Khu ủy khu V và Tỉnh ủy Bình Định chủ trương xây dựng các mũi giáp công ngay trong nội thị, đánh thẳng vào những nơi mà địch cho là an toàn nhất. Theo chủ trương đó, tiểu đoàn đặc công D10, lấy mật danh là đoàn Sông Trường, đã được thành lập ở Hưng Thạnh, một căn cứ bí mật của ta kề cận ngay phía tây bắc thị xã Quy Nhơn. Đồng thời các đội du kích nội thị và mạng lưới liên lạc được hình thành. Sau khi cân nhắc và nghiên cứu kỹ tình hình, lãnh đạo Khu và Tỉnh quyết định chọn khách sạn Việt Cường làm mục tiêu tấn công. Trận đánh chỉ diễn ra chớp nhoáng trong vòng mười phút nhưng đã được chuẩn bị kỹ càng gần 6 tháng trời.

Thời cơ đến khi có tin mật báo từ nội thị cho biết tối ngày 10 tháng 2 năm 1965 bọn sĩ quan Mỹ ở Quy Nhơn sẽ tập trung vui chơi tại khách sạn Việt Cường. Các phương án đánh địch lập tức được triển khai. Mũi tiến công chính diện cho 6 chiến sĩ đặc công thuộc D10 đảm nhiệm. Để phối hợp, các đơn vị du kích biệt động nội thị cũng trong tư thế sẵn sàng nổ súng.

Đúng 18 giờ ngày 10 tháng 2, sáu chiến sĩ đặc công cải trang làm dân thường với 2 túi du lịch đựng 60kg bộc phá tập kết đến điểm hẹn tại ngã ba hẻm Rau Muống trên đường Gia Long. Tại đây 3 chiếc xích lô chờ sẵn đã chở các chiến sĩ tới mục tiêu. Hai chiếc đi đầu vừa ập tới cửa khách sạn, 3 chiến sĩ nhảy xuống xả xúng tiêu diệt tại chỗ bọn gác cổng. Cùng lúc đó một chiến sĩ lao vào đặt bộc phá ở chân cột chính của tầng lầu. Địch từ trên lầu và 2 lô cốt bên cạnh ném lựu đạn, bắn ra xối xả. Chiếc xe thứ ba của ta bị trúng đạn. Nhưng đúng lúc đó một tiếng nổ vang trời làm sập tòa nhà, tiêu diệt và làm bị thương hầu như toàn bộ bọn địch có mặt ở đó. Mặc dù có 2 chiến sĩ hy sinh và 1 bị thương nhưng đội đặc công đã thực hiện chuẩn xác kế hoạch đề ra, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  được giao. Trong vòng 10 phút tấn công chớp nhoáng, các chiến sĩ đã lập nên một chiến công vang dội. Để hỗ trợ cho trận tập kích, du kích biệt động đã đồng loạt tấn công vào nhiều nơi khác trong khu vực nội thị khiến quân địch vô cùng hoảng sợ phải cho máy bay đến oanh tạc và ra lệnh giới nghiêm toàn thị xã.

Trận đánh khách sạn Việt Cường là chiến công đầu thắng Mỹ của quân và dân Bình Định, góp phần không nhỏ vào việc đánh bại hoàn toàn chiến tranh đặc biệt của địch trên địa bàn tỉnh. Chiến công này đã trở thành một mốc son trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên quê hương Bình Định.

(Theo “Bình Định – Danh thắng và di tích”)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vài kỷ niệm về đậu hủ  (28/03/2003)
Đình làng Vinh Thạnh  (28/03/2003)
Dốc Bà Bơi - Nơi thành lập Sư đoàn 3 Sao Vàng  (20/03/2003)
Thất hổ tướng của nhà Tây Sơn   (17/03/2003)
Đào Duy Từ – một tài năng kiệt xuất  (14/03/2003)
Tháp Cánh Tiên  (13/03/2003)
Ngô Thì Nhậm – Rường cột trọng yếu của nhà Tây Sơn  (10/03/2003)
Bánh tro  (04/03/2003)
Bánh bảy lửa  (21/02/2003)
Bánh táp lô   (21/02/2003)
Hội Đổ giàn  (21/02/2003)
Danh nhân văn hóa Đào Tấn - niềm tự hào của nhân dân Bình Định  (28/02/2003)
Tản mạn núi Bà  (28/02/2003)
Hải Đăng Cù Lao Xanh - "Người đẹp trăm tuổi”  (28/02/2003)
Rượu bầu đá  (28/02/2003)