Chuyện nhà Tây Sơn:
Phần 4: Nguyễn Nhạc được ấn trời và sự tích núi ông Bình, ông Nhạc
17:43', 21/4/ 2003 (GMT+7)

Sau khi được kiếm trời, Nguyễn Nhạc nói cùng Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và các quân tướng: "Ngọc Hoàng đã sắc ban ta làm Quốc Vương, ban kiếm, tất phải có ấn, vậy phải đi tìm ấn". Mấy ngày sau Nguyễn Nhạc tổ chức lễ cầu đảo tại chân núi Hoành Sơn. Sau ba ngày đêm làm lễ, ngày ngày cho người đi tìm kiếm khắp vùng, nhưng chưa thấy.

Đến đêm thứ ba, lúc khoảng canh hai, khi tiếng trống chiêng vừa dứt, bỗng một hòn lửa bay vọt từ hòn Núi Một xẹt đến hòn Giải thì rơi xuống. Mọi người rất sợ, nhưng sáng hôm sau Nguyễn Nhạc dẫn người đến hòn Giải xem thì thấy một vách núi bị lở đất còn mới nguyên. Mọi người tìm kiếm thì phát hiện ra một chiếc ấn vàng nằm trong kẽ đá nơi sườn núi lở. Quả ấn vuông vức, mỗi cạnh dài độ ba lóng tay, nơi mặt khắc bốn chữ "sơn hà xã tắc". Ai cũng tin rằng Nguyễn Nhạc có chân mạng. Khi đã có ấn, Tây Sơn Vương tổ chức lại quân sự, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tướng. Đất Tây Sơn trở thành một nước nhỏ, lòng dân hướng hoàn toàn về ba anh em nhà Tây Sơn, nhưng viên tri huyện Tuy Viễn không hay biết chi cả.

Bắt đầu có thanh thế trong vùng, Tây Sơn Vương và bộ tham mưu nhận thấy địa thế Tây Sơn hạ không được an toàn, bèn dời bộ chỉ huy và các cơ quan trọng yếu lên vùng Tây Sơn trung, lấy dãy núi dưới chân đèo An Khê làm mật khu. Cơ quan đầu não của cuộc khởi nghĩa đóng trên hòn núi cao nhất nằm phía nam chân đèo. Nguyễn Huệ cùng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đóng quân tại hòn núi phía bắc. Về sau hai ngọn núi này có tên là núi Ông Bình, núi Ông Nhạc. Và hòn Giải, nơi Nguyễn Nhạc được ấn lại có thêm tên nữa là núi Ấn.

Khi các điều kiện quân sự, hậu cần đã chuẩn bị xong, nhiệm vụ các tướng lĩnh được phân công, quân kỷ được ban hành, Nguyễn Nhạc làm lễ cáo trời đất bắt đầu cuộc khởi nghĩa công khai với ngọn cờ đào và mục tiêu: đánh tan các tập đoàn phong kiến thối nát, hà hiếp nhân dân, đem lại công bằng cho đồng bào. Quân Tây Sơn chia thành nhiều đạo kéo từ vùng Tây Sơn xuống đồng bằng và trận đánh đầu tiên là bao vây huyện lỵ Tuy Viễn. Trước khí thế hùng mạnh của Tây Sơn, nghĩa quân làm chủ huyện đường trong nháy mắt, viên tri huyện bỏ trốn, quân lính xin đầu hàng, người dân hoan hỉ đem lương thực đến ủng hộ nghĩa quân-đó là vào năm 1773. Làm chủ huyện đường Tuy Viễn xong, Tây Sơn Vương họp các tướng bàn kế hoạch công thành Quy Nhơn, mở đầu cho các chiến thắng vang dội sau này...

. Hữu Vinh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Mắm cua  (20/04/2003)
Theo dấu cổ thành  (18/04/2003)
Thành Chánh Mẫn  (17/04/2003)
Phần 3: Nguyễn Nhạc lên núi Trưng Sơn nghe chiếu trời phong vương  (16/04/2003)
Ông Tú Nhơn Ân - Nguyễn Diêu  (15/04/2003)
Huyền thoại Ghềnh Ráng  (15/04/2003)
Phần 2: Nguyễn Nhạc bắt ngựa thần thu phục người Xê Đăng  (14/04/2003)
Bánh đúc  (13/04/2003)
Chuyện nhà Tây Sơn  (11/04/2003)
Từ đường Bùi Thị Xuân  (10/04/2003)
Nhà thờ Tăng Bạt Hổ  (10/04/2003)
Nguyễn Trọng Trì  (08/04/2003)
Khu tháp Dương Long  (07/04/2003)
Di tích chùa Thập Tháp  (07/04/2003)
Di tích huyện đường Bình Khê  (11/04/2003)