Di tích Đài phát thanh
16:4', 1/5/ 2003 (GMT+7)

Đài phát thanh cũ (nay là trụ sở Sở VHTT Bình Định)

Toàn bộ các cơ quan đầu não của địch ở Bình Định đều tập trung ở thị xã Quy Nhơn. Trong cuộc tổng tiến công và đồng loạt nổi dậy Xuân Mậu Thân trên địa bàn tỉnh, theo kế hoạch, mục tiêu tấn công đầu tiên là Đài phát thanh. Chiếm được cơ quan này địch sẽ hoàn toàn mất khả năng truyền thông, còn ta sẽ có trong tay một phương tiện vô cùng lợi hại để tuyên truyền đường lối của Cách mạng và kêu gọi nhân dân nổi dậy. Tiếp đó, quân ta sẽ tấn công các mục tiêu khác. Cuộc tổng tấn công dự định sẽ bắt đầu đúng vào Giao thừa xuân Mậu Thân (tức ngày 29-1-1968). Trước đó, một số đồng chí cấp ủy thị xã Quy Nhơn vào nội thị để phổ biến kế hoạch và chỉ đạo cuộc nổi dậy. Cuộc họp này do đồng chí Nguyễn Khuông (tức Biên Cương), Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy trực tiếp lãnh đạo. Công việc chuẩn bị gần như đã hoàn tất thì một tình huống bất ngờ xảy ra. Đồng chí Biên Cương và một số cán bộ hoạt động bí mật của ta bị địch bắt. Lúc đó đã là ngày 28-1. Không thể trì hoãn cuộc tổng tấn công, Tỉnh ủy quyết định điều chỉnh kế hoạch. Mũi tấn công đầu tiên sẽ đột nhập vào khu Quân trấn để giải thoát đồng chí Biên Cương và các cán bộ của ta đang bị an ninh quân đội ngụy giam giữ, sau đó mới đánh vào Đài phát thanh.

Theo kế hoạch mới, tối ngày 30 Tết (29-1-1968), Tiểu đoàn 50, Tiểu đoàn đặc công và các đơn vị biệt động, tự vệ mật từ vị trí giấu quân ở căn cứ Hưng Thạnh bắt đầu xuất kích. Đúng 0 giờ ngày 29-1, khi thị xã vang lên tiếng pháo đón mừng năm mới là lúc bộ đội ta bắt đầu nổ súng tấn công. Cuộc tập kích vào khu Quân trấn diễn ra hết sức mau lẹ. 22 cán bộ trong đó có đồng chí Biên Cương được giải cứu. Liền sau đó, 2 đại đội đặc công đánh vào Đài phát thanh, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch bảo vệ ở đây, trong đó có 2 tên Mỹ, làm chủ hoàn toàn khu vực này. Cùng lúc đó, các mũi tấn công khác đánh vào dinh tỉnh trưởng, đồn cảnh sát Bạch Đằng, kho quân sự Đèo Son, bến xe… Quân địch hoang mang đến cực độ, gần như hoàn toàn bị tê liệt, không còn khả năng ứng cứu cho nhau.

Phải đến sáng hôm sau (30-1), địch mới điều được quân từ các nơi khác đến cứu viện. Những trận chiến đấu chống lại các đợt phản kích của địch đã diễn ra tại các mục tiêu quân ta đang chiếm giữ. Tại Đài phát thanh, với khẩu hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, các chiến sĩ đặc công đã kiên cường bám trụ, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch có xe bọc thép yểm hộ. Do lực lượng quá chênh lệch, vũ khí thiếu thốn, và người chỉ huy trận đánh – đồng chí Biên Cương – đã hy sinh, cuộc chiến đấu không thể tiếp tục được nữa. Cuộc tổng tiến công vào thị xã Quy Nhơn kết thúc sau 7 ngày quân ta làm chủ Đài phát thanh và tiêu diệt hàng trăm tên địch.

Trong chiến dịch tấn công vào Quy Nhơn năm 1968, trận đánh Đài phát thanh là một chiến thắng tiêu biểu. Di tích ghi lại chiến công oanh liệt này nằm trong khuôn viên khu nhà số 183 đường Lê Hồng Phong, nay là Sở Văn hóa – Thông tin Bình Định. Ngay trước sân ngôi nhà này, một tấm bia di tích cao 2m, rộng 1,5m, mặt lát đá, được dựng lên (năm 1988) để ghi lại chiến công của các chiến sĩ đã làm nên chiến thắng Mùa xuân 1968 tại khu vực Đài phát thanh.

(Theo “Bình Định – Danh thắng và di tích”)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thác Đá Yàng  (30/04/2003)
Đậu hủ   (28/04/2003)
Sản vật Bình Định qua những câu ca xưa  (28/04/2003)
Cá chạch tre Bàu Sấu  (25/04/2003)
Từ đường Võ Văn Dũng  (23/04/2003)
Bánh ít lá gai  (22/04/2003)
Phần 4: Nguyễn Nhạc được ấn trời và sự tích núi ông Bình, ông Nhạc  (21/04/2003)
Mắm cua  (20/04/2003)
Theo dấu cổ thành  (18/04/2003)
Thành Chánh Mẫn  (17/04/2003)
Phần 3: Nguyễn Nhạc lên núi Trưng Sơn nghe chiếu trời phong vương  (16/04/2003)
Ông Tú Nhơn Ân - Nguyễn Diêu  (15/04/2003)
Huyền thoại Ghềnh Ráng  (15/04/2003)
Phần 2: Nguyễn Nhạc bắt ngựa thần thu phục người Xê Đăng  (14/04/2003)
Bánh đúc  (13/04/2003)