Về bài thơ của vua Càn Long viếng vua Quang Trung và việc xóa nợ "Liễu Thăng"
19:41', 27/6/ 2003 (GMT+7)

Sử sách còn ghi lại việc các triều đại phong kiến Việt Nam xưa kia hằng năm phải cống nạp cho các triều vua Trung Quốc một bức tượng bằng vàng ròng to bằng người thật của tướng Liễu Thăng. Đó là món "nợ Liễu Thăng" truyền tụng trong dân gian.

Đến triều vua Nguyễn Huệ (1788-1799) thì Việt Nam đã xóa được món "nợ Liễu Thăng" đó.

Theo tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam của Hà Văn Thứ và Trần Hồng Đức (NXB Văn hóa-thông tin Hà Nội 1996) thì vua Càn Long đời nhà Thanh (Trung Quốc) hứa gả công chúa cho Quốc vương Việt Nam là Quang Trung-Nguyễn Huệ và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được nhường cho Quốc vương phò mã đóng đô.

Có chuyện này là do dưới thời Hoàng đế Quang Trung đã sử dụng bộ hạ của mình là Ngô Thì Nhậm (1746-1803) con trai Ngô Thì Sỹ trong việc đấu tranh ngoại giao với Càn Long và tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) Phúc An Khang đòi lại 2 tỉnh này của Việt Nam và đòi xóa bỏ lệ cống người vàng.

Ngô Thì Nhậm (có sách gọi Ngô Thời Nhậm) sinh ngày 11-9 năm Bính Dần (1746). Năm 1775 đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức giám sát ngự sử Sơn Nam rồi đến chính hữu Thị Lang bộ công. Đến thời Lê-Trịnh rối ren, ông từ quan về ở quê vợ. Sau được Trần Văn Kỷ tiến cử với vua Quang Trung vì theo chiếu của Nguyễn Huệ năm 1788 lệnh tìm người hiền tài để bổ dụng. Ngô Thì Nhậm là người có tài trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao. Đặc biệt là công tác ngoại giao. Trong 4 năm (1788-1792) dưới trướng Quang Trung, Ngô Thì Nhậm được phong đến chức Tả Thị Lang bộ Lại, tước trình phái hầu và đã giúp vua giải quyết việc giao hảo với vua Càn Long. Được vua Càn Long chấp nhận và hứa gả công chúa cho Quang Trung.

Tiếc rằng vua Quang Trung đã qua đời quá sớm nên việc hôn thê với công chúa Trung Quốc không diễn ra và việc lấy lại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng không thành.

Nhưng khi được tin vua Quang Trung băng hà thì vua Càn Long có gửi một bài thơ viếng "phò mã" tương lai và sai xuất kho 3.000 lạng bạc để lo tang lễ cho vua Quang Trung. Tất cả giao cho quan án sát tỉnh Quảng Tây là Thành Lâm mang sang Nghệ An để phúng điếu vua Việt Nam là Hoàng đế Quang Trung.

Bài thơ như sau:

Lễ cũ bang giao cử bồi thần

Giao hiếu càng ngày thêm thiết thân

Nhớ mãi năm xưa cùng hội ngộ

Đáng cười Minh Đế lệ Kim Nhân.

(Lệ cống người vàng (Kim Nhân) có từ thời nhà Minh).

Bài thơ được đốt trước mộ Quang Trung (!) và lệ cống "Kim Nhân" thật "đáng cười" cũng được xóa bỏ từ đó. Cái "nợ Liễu Thăng" của dân tộc ta vĩnh viễn không còn nữa.

. Theo QĐND

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Về một câu ca dao có liên quan đến phong trào Tây Sơn  (26/06/2003)
Đất Bình Định xưa...  (25/06/2003)
Tây Sơn Vương sửa thành Quy Nhơn  (24/06/2003)
Truyền thuyết, giai thoại về khởi nghĩa Tây Sơn và anh hùng Nguyễn Huệ  (23/06/2003)
Hương cốm Cát Tường  (22/06/2003)
Canh chua khế, chuối chát  (20/06/2003)
Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến thuật nghi binh, dụ địch  (19/06/2003)
Gỏi cá diếc  (18/06/2003)
Lục kỳ sĩ của nhà Tây Sơn  (17/06/2003)
Suối khoáng Hội Vân  (13/06/2003)
Bình Định – nơi dừng chân của du khách  (12/06/2003)
Bì  (11/06/2003)
Đặc sản biển Quy Nhơn  (09/06/2003)
Các tuyến du lịch ở Bình Định  (09/06/2003)
Chiều chiều én liệng Truông Mây...  (06/06/2003)