Chùa cổ ở Bình Định
16:47', 18/1/ 2004 (GMT+7)
                Chùa Linh Phong

Chùa Linh Phong: (chùa Ông Núi): nằm trên sườn phía đông nam Núi Bà thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Du khách đến đây được nghe truyền thuyết: Vua Minh Mạng mơ được Đại lão thiền sư dâng thuốc chữa khỏi bệnh nên xuống chiếu cấp bạc trùng tu chùa năm 1829. Chùa vốn có tên Dũng Tuyền, khởi dựng năm 1702 và được chúa Nguyễn Phúc Chu xuống chiếu cho xây lại chùa, đổi tên là Linh Phong năm 1733. Lưng chùa dựa vào núi cao, mặt trông ra biển, phong cảnh thanh tao, không gian tĩnh mịch. Quanh chùa đá mọc ngổn ngang, nơi chồng chất thành những hòn giả sơn, nơi lại dựng đứng như vách, nơi lại nằm rải tác như một bầy voi nằm đấu vòi.

Nhiều thi nhân đến viếng chùa đã có bài thơ rằng:

Chùa vua cất, núi trời xây

Nguồn đạo thơm thành mạch suối đầy

Suối chảy quanh chùa, chùa vịn núi

Núi nằm ôm biển, biền xanh mây…

(Nước non Bình Định - Quách Tấn)

Chùa Nhạn Sơn: (chùa Ông Đá): thuộc địa phận thôn Nam Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách Quy Nhơn 23 km về phía tây bắc. Ngôi chùa nằm dưới bóng một vườn xoài xanh mướt, lưng tựa vào núi Long Cốt, phía trước là hồ sen với cảnh trí thơ mộng. Chùa Nhạn Sơn có giá trị lớn về lịch sử và nghệ thuật, là sự giao thoa giữa văn hóa Chăm bản địa và văn hóa Việt Nam mà đặc biệt hơn cả là hai pho tượng bằng đá xa thạch khổng lồ bên trong khuôn viên chùa - một phong cách nghệ thuật điêu khắc Chăm. Đây là 2 tượng Dvarapalla (Môn Thần) với ý nghĩa người bảo vệ cho Đạo pháp, đứng đối xứng nhau cao 2,2m, rất sống động, nghệ thuật điêu khắc mang phong cách điển hình của nghệ thuật điêu khắc Chămpa thế kỷ XII-XIII. Hai tượng đã được sơn đen, đỏ tượng trưng cho ông Thiện, ông Ác trong tín ngưỡng của người Việt. Người ta truyền rằng 2 pho tượng đá rất thiêng, cầu đảo thường ứng nghiệm.

              Chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh: Nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh. Chùa được xây dựng từ năm 1715, có cấu trúc hình chữ khẩu, phía trước là chúc điện, phía sau là Tổ đình, hai bên có Đông phòng và Tây phòng. Hiện chùa vẫn còn lưu giữ một số vật quý như: Thái Bình Hồng Chung đúc vào năm 1805, chiếc khánh đồng (Long Khánh Tự) đúc vào năm 1715.

. M.N (St)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bức tranh thiên nhiên hoành tráng   (16/01/2004)
Nhớ cốm   (15/01/2004)
Xa xôi chớ vội phẩm bình mà sai  (14/01/2004)
Vua Quang Trung nhận lỗi trước dân  (13/01/2004)
Bánh tráng Bình Định  (12/01/2004)
Chùa Hang huyền bí  (11/01/2004)
Vài nét về ca dao, tục ngữ Chăm H'roi trong ngày cưới   (08/01/2004)
Những con đường hành quân của Quang Trung Nguyễn Huệ   (07/01/2004)
Đến Bok Tới nghe đàn Pơlơnkhơn  (06/01/2004)
Luật pháp nhà Tây Sơn   (04/01/2004)
Những tục lễ, Tết ở Bình Định   (02/01/2004)
Bình Định trong Đại Nam Nhất thống chí   (01/01/2004)
Chả cuốn Gò Bồi  (30/12/2003)
Trủ ngao và cá móm  (29/12/2003)
Bưởi Bồng Sơn  (28/12/2003)