Thứ sáu, ngày 16/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Tục thờ thành hoàng làng
16:57', 30/11/ 2004 (GMT+7)

Tục thờ thành hoàng hay thần hoàng ở nước ta là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa truyền sang từ thời Đường. Tuy nhiên theo Phan Kế Bính thì trước đó nhân dân ta cũng đã có những tín ngưỡng dân gian rồi.

Ở Bình Định, theo tác giả Nguyễn Đình Đầu hiện có trên một trăm dòng họ khác nhau. Đơn cử như họ Đào (Đào Duy Từ) vào định cư ở Bình Định từ thời chúa Nguyễn Hoàng trấn giữ vùng Thuận Quảng. Ông Đào Giã là tổ nghề gốm của hai làng Bến Đức và Mỹ Yên ở Bình An (Tây Bình - Tây Vinh hiện nay); họ Nguyễn (Nguyễn Hữu Tiến) từ Thanh Hóa vào Hoài Nhơn từ những năm 1564-1686; hai họ Đặng và họ Nguyễn lập nên làng Lộc Thuận ở xã Nhơn Hạnh; họ Trần (Trần Đức Hòa); họ Phan là dòng họ có công lập nên làng Vĩnh Lộc, xã Bình Hòa... Do vậy Bình Định là một vùng cộng cư gồm dân tứ chiếng Việt, Hoa, Chăm. Người Việt đến vùng này với nhiều cảnh ngộ khác nhau như quan hệ cùng quê hương, dòng họ nhưng đều có một mục đích chung là tồn tại và phát triển.

Cư dân vùng nào thì mang tín ngưỡng của vùng đó vào vùng đất mới. Thường các làng ở phía Bắc mỗi làng có một đình, tuy nhiên qua khảo sát một số địa phương vùng Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn có trường hợp 4-5 dòng họ chung một từ đường, đình làng. Có thể trong điều kiện không đủ tiềm lực, vật lực nên ở Bình Định thường 9 làng mới xây một đình. Cũng chính do vậy mà thường thành hoàng ở Bình Định không có hành trạng, lai lịch rõ ràng, thảng hoặc có vài nơi tôn vị khai canh (khai khẩn) làm thành hoàng, còn hầu như các làng đều coi thành hoàng là vị thần biểu trưng thường tồn tại với chức năng chăm sóc giữ gìn sự bình an cho làng xóm nên có tước hiệu là "bảo an chính trực".

Qua một số sắc phong liên quan đến thần hoàng mà chúng tôi tiếp cận được ở Hoài Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn đã cho thấy điều này. Ví dụ như miếu thờ Thần Hoàng ở thôn Cự Tài, Hoài Nhơn. Miếu này gọi là "miếu thiêng". Các cụ cao niên nhất thôn đó kể lại rằng: "Chúng tôi được nghe cha ông truyền tụng lại là trước khi có ngôi "đình 9 thôn" thì đã có miếu thiêng của thôn này rồi. Ban đầu miếu đó do dân làng dựng nên để thờ Thần Nông và Thổ Thần, khi có đền thờ phụng Đào Duy Từ ở Cự Tài thì mọi người trong thôn đều đồng tình xin rước Đào Duy Từ ở nhà thờ họ Đào về miếu đó làm Thành Hoàng thờ phụng...

. TS Đinh Bá Hòa

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn