Thứ sáu, ngày 16/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Thành Cha
12:39', 6/12/ 2004 (GMT+7)

Ở vùng đất thuộc thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, bên bờ phải sông Côn có dấu tích một khu thành cổ mang nhiều dấu ấn lịch sử mà người dân địa phương quen gọi là thành Cha.

Thành hình chữ nhật, diện tích khoảng 30 ha. Tường phía nam và phía bắc có độ dài hơn 1.000 mét, tường phía đông và tây dài gần 700 mét. Chất liệu xây thành chủ yếu là bằng đất. Chân thành rộng, có chỗ đến 24 mét, cao 1 mét, chủ yếu xây bằng gạch nung và đá ong, giữa nện đất rất chắc chắn.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì thành Cha có từ thời Chiêm Thành, sau bỏ hoang phế do chiến tranh. Đến thời quân Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Huệ cho quân sĩ sửa sang, tu bổ lại thành để sử dụng. Trong thành có các khu doanh trại, khu luyện tập và rèn luyện võ thuật. Góc tây bắc thành có một khu thành nhỏ có lẽ dùng làm sở chỉ huy của nghĩa quân, vì có cột cờ làm hiệu lệnh.

Ở góc đông bắc thành Cha là bãi đất bằng cao ráo dùng làm trường dạy võ nghệ và giảng dạy binh thư, binh pháp cho nghĩa quân.

Bên ngoài thành Cha, một khu đất cao mang tên hòn Gò chứa nhiều mảnh bát đĩa màu men vàng hoặc xanh nhạt, nhiều mảnh gạch, chum vại sành màu nâu sẫm. Có khả năng đây là nơi sản xuất các mặt hàng gốm từ lâu đời của người Chàm.

Phía bắc và đông thành Cha có các bàu nước sâu là bàu Tròn, bàu Đá, bàu Thị. Sông Côn bên cạnh thành Cha có chỗ rộng đến 100 mét. Như vậy, thành Cha là một căn cứ quân sự khéo kết hợp giữa thủy và bộ để bố phòng của nghĩa quân Tây Sơn.

Các nhà sử học cho rằng rất có thể tướng chỉ huy quân Tây Sơn trấn giữ thành Cha là ông Nguyễn Đăng Lâm, một vị tướng quê ở thôn Chánh Lạc, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, mà gia phả họ Nguyễn ở đây còn ghi lại.

Ngày nay, thành Cha đã bị hoang phế, hư hại nhiều. Dẫu sao, đây vẫn là một di tích lịch sử đáng trân trọng, gìn giữ cho mai sau.

. Nguyễn Văn Chương

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thập Tháp Di Đà Tự, danh lam trời Việt   (05/12/2004)
Núi Hàm Long  (03/12/2004)
Tục thờ thành hoàng làng   (30/11/2004)
Núi Xương Cá  (26/11/2004)
Ông mai dong   (23/11/2004)
Truông Xe, cái nôi của người Việt cổ   (22/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ cuối)  (22/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ 2)   (19/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ 1)  (19/11/2004)
Chùa Bồ Đề và danh nhân Đào Duy Từ   (18/11/2004)
Cánh Tiên cổ tháp   (16/11/2004)
Làng quê Bình Định xưa   (16/11/2004)
Lễ bỏ mả của người Bana ở Bình Định   (14/11/2004)
Kiến trúc tháp Chăm   (09/11/2004)
Nhà lá mái   (03/11/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn