Chủ Nhật, ngày 11/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Núi Linh Phong
15:56', 8/12/ 2004 (GMT+7)

Núi Linh Phong thuộc địa phận xã Cát Chánh, huyện Phù Cát. Núi không cao lắm nhưng nằm kề bên biển biếc. Những ngày nắng đẹp trời trong, người ta lên đỉnh núi đón ngọn gió khơi lồng lộng thổi, xa trông ra biển cả lấp lánh muôn trùng sóng bạc. Hàng trăm cánh buồm đánh cá lấm tấm như những bông hoa, cụm hoa điểm trên thảm biếc. Ba bề núi là làng mạc, đồng ruộng, đồi nương trải rộng khoe sắc xanh tươi trù phú.

Trên lưng chừng núi có chùa Linh Phong, tục gọi chùa Ông Núi, được xây từ thời Minh Mạng nhà Nguyễn.

Chùa Ông Núi trên ngọn núi Bà (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Núi Linh Phong là nơi nghĩa quân Tây Sơn từng hoạt động. Ở đây có nhiều dấu tích như Phủ Ao, Viễn Vọng đài… Phủ Ao là mảnh đất Nguyễn Huệ chọn lập phủ, đào ao nuôi dưỡng, rèn luyện nghĩa quân. Viễn Vọng đài là hòn đá lớn có dáng người phụ nữ ngóng chồng gần nơi đỉnh núi, nhân dân quen gọi hòn Vọng Phu. Đứng nơi đây rất thuận tiện cho việc quan sát từ xa tới gần, nhất là theo dõi biển từ ngoài khơi, nên nghĩa quân chọn nơi này lập đài quan sát. Vùng núi này còn có bãi luyện voi, do quản tượng Nguyễn Đức Mẫn theo lệnh chủ tướng, chọn 300 thớt voi đem từ Tây Nguyên về luyện tập, lập thành đội tượng binh tinh nhuệ.

Chính nơi đây, cụ Đào Tấn mấy lần làm quan đến chức Thượng thư dưới triều Minh Mạng và Tự Đức, đã từ quan về chùa Linh Phong ở ẩn, lấy tên hiệu là Mai Tăng. Cụ dựng túp lều nhỏ, gọi là Hương Thảo thất để tịnh tâm ngồi soạn tuồng, làm thơ từ, viết truyện.

Trong kháng chiến chống Mỹ, núi Linh Phong là căn cứ lãnh đạo cách mạng của Tỉnh ủy Bình Định, nơi hoạt động mạnh của các lực lượng vũ trang ta. Núi Linh Phong vẫn đứng sừng sững trước hàng trăm trận càn ác liệt của địch. Chúng đã đổ xuống đây hàng ngàn tấn bom đạn nhưng Linh Phong vẫn là căn cứ địa, là cơ sở tiền phương lãnh đạo kháng chiến của nhân dân Bình Định. Đất Linh Phong từng chôn vùi đủ các sắc lính của giặc. Những xác xe, xác pháo, xác máy bay của địch còn nằm rải rác quanh chân núi.

Linh Phong với đỉnh Hòn Bà thanh tú và chùa Linh Phong mới được trùng tu khang trang, đón du khách khắp nơi về ngắm cảnh. Mái chùa son ẩn hiện dưới vòm lá biếc, con suối luồn trong khe đá ngày đêm róc rách, những thế đá tạo hình thú tự nhiên đây đó… là những điều cuốn hút khách tham quan.                           

. Nguyễn Văn Chương

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Huyền Trân công chúa  (07/12/2004)
Thành Cha  (06/12/2004)
Thập Tháp Di Đà Tự, danh lam trời Việt   (06/12/2004)
Núi Hàm Long  (03/12/2004)
Tục thờ thành hoàng làng   (30/11/2004)
Núi Xương Cá  (26/11/2004)
Ông mai dong   (23/11/2004)
Truông Xe, cái nôi của người Việt cổ   (22/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ cuối)  (22/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ 2)   (19/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ 1)  (19/11/2004)
Chùa Bồ Đề và danh nhân Đào Duy Từ   (18/11/2004)
Cánh Tiên cổ tháp   (16/11/2004)
Làng quê Bình Định xưa   (16/11/2004)
Lễ bỏ mả của người Bana ở Bình Định   (14/11/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn