Kiến trúc nhà ở của người Chăm H'roi Bình Định
16:46', 28/12/ 2004 (GMT+7)

Nhà sàn của người Chăm Vân Canh thường có kích thước nhỏ, cân xứng và thoáng mát, chắc chắn và ấm cúng. Về cấu trúc, nhà sàn người Chăm H'Roi thường có hình dáng vuông, cân đối và ổn định. Hai mái có độ dốc lớn để chống mưa gió. Nhà được trổ cửa sổ ở hai phía đầu hồi nhà. Bước lên cầu thang là một khoảng sân hẹp lộ thiên trông như một cái hành lang. Khoảng sân này ngoài dùng để phơi phóng còn có tác dụng làm cho ngôi nhà thêm xinh xắn.

Khi xây dựng nhà, người Chăm cũng rất chú trọng đến độ bền vật liệu, thông thường họ chọn các loại gỗ tốt như Xay, Kiền Kiền, Trắc, Muồng. Trong kết cấu nhà, họ chú trọng đến bộ mái và nóc nhà; hai mái nhà được liên kết với nhau thông qua đòn nóc đẽo gọt công phu. Người Chăm cho rằng, nóc là biểu tượng của ngôi nhà. Sự tồn tại của nóc nhà là sự tồn tại của ngôi nhà.

Từ sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện chính sách định canh định cư, phân bố lại lực lượng lao động, cải tạo cung cách làm ăn… kinh tế xã hội miền núi nói chung có sự biến đổi nhất định… Trong kết cấu từng ngôi nhà cũng đã chuyển biến. Các nhà sàn người Chăm thu nhỏ lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại. Mái nhà cũng được thay bằng nguyên liệu mới, kết cấu khung nhà cũng đổi thay đáng kể.

Ngoài nhà ở thường ngày, các dân tộc đều có một ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng, ta quen gọi là nhà Rông. Trong ba dân tộc ít người ở Bình Định, chỉ có dân tộc Ba na là có nhà Rông, một số làng người Chăm ở Vân Canh cũng có nhà Rông nhưng theo giới nghiên cứu, thì nhà Rông người Chăm là kết quả tiếp thu, ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Ba na và Chăm. Vì theo kết quả nghiên cứu về người Chăm ở Phú Yên sống gần với người Êđê nhưng không có nhà Rông. (1)

Về kiến trúc nhà của người Chăm, ngoài nhà ở còn có dạng nhà Chòi. Đó là loại kiến trúc chủ yếu phục vụ cho sản xuất. Kho thóc và nhà Chòi đều thuộc nhà sàn 4 cột nhỏ, kết cấu đơn giản. Kho là nơi chuyên cất giữ lương thực (chủ yếu là thóc lúa) thường kho thóc được cất xa nơi cư trú để đề phòng hỏa hoạn xảy ra. Nhà Chòi còn là nơi để trông coi nương rẫy, là chỗ nghỉ ngơi cho các thành viên trong thời gian làm rẫy (ăn cơm, tránh nắng, mưa…) vào mùa thu hoạch, nhất là những ngày bận rộn có thể nghỉ đêm tại chòi. Ngoài ra, chòi còn là nơi cất giữ lương thực tạm thời mới thu hoạch. Trước đây, cũng như hiện nay chức năng của nhà kho và nhà Chòi không thay đổi. Còn nhà Rông vẫn còn chức năng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nay lại thêm một chức năng mới đó là nhà văn hóa hay còn gọi là nhà Rông văn hóa.

. Đinh Bá Hòa

 

(1) Vũ Thị Việt. Bước đầu tìm hiểu người Chăm ở Bắc Phú Khánh và Nam Nghĩa Bình. TTKH số 3T II, Trường ĐHTH Huế. 1981.
Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Giáo sư Toán học Nguyễn Cang: Niềm tự hào của trí thức Bình Định   (16/12/2004)
Tín ngưỡng làng nghề  (14/12/2004)
Hịch gọi đò của vua Quang Trung  (10/12/2004)
Núi Linh Phong   (08/12/2004)
Huyền Trân công chúa  (07/12/2004)
Thành Cha  (06/12/2004)
Thập Tháp Di Đà Tự, danh lam trời Việt   (06/12/2004)
Núi Hàm Long  (03/12/2004)
Tục thờ thành hoàng làng   (30/11/2004)
Núi Xương Cá  (26/11/2004)
Ông mai dong   (23/11/2004)
Truông Xe, cái nôi của người Việt cổ   (22/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ cuối)  (22/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ 2)   (19/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ 1)  (19/11/2004)