Lễ hội "Đô thị Nước Mặn"
17:38', 23/2/ 2004 (GMT+7)

Xem hát bội tại lễ hội

Trong ba ngày mùng 1, 2 và mùng 3 tháng 2 âm lịch (tức ngày 20, 21 và 22-2), tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, đã diễn ra Lễ hội "Đô thị Nước Mặn". Đây là lễ hội được nhân dân địa phương tổ chức hàng năm để kỷ niệm việc khai sinh ra vùng đất này.

Cách đây trên 500 năm, vào mùa xuân năm 1471, nhiều cư dân người Việt và một số cư dân người Hoa theo đường biển vào đây lập nghiệp. Các làng Vĩnh An, Lạc Hòa từ đó cũng được hình thành. Nước Mặn là một đô thị cảng nổi tiếng ở Đàng Trong thời bấy giờ (thôn An Hòa ngày nay), nằm bên bờ sông Hà Bạc, một chi nhánh của sông Côn, cận kề với cảng Thị Nại nhưng lui vào đất liền sâu hơn. Cảng thị Nước Mặn có trong bản đồ hàng hải quốc tế của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... nhưng trải qua hàng trăm năm dâu bể và do sự bồi đắp tự nhiên của phù sa, cảng thị ngày càng biến dạng, suy tàn. Ngày nay trung tâm của đô thị Nước Mặn chỉ là một làng quê yên tĩnh thuộc thôn An Hòa.

Chính vì thế, vào dịp này hàng năm, người dân thôn An Hòa lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao khai hoang mở đất của các bậc tiền hiền. Lễ hội diễn ra trong ba ngày, ngoài những trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đập ấm, đua thuyền, hát tuồng..., Ban tổ chức lễ hội còn tổ chức thi đấu thể thao như bóng đá, bóng chuyền nên đã thu hút khá đông thanh niên của các xã tham gia tranh tài.

Trong những ngày qua, người dân khắp nơi đổ về An Hòa tham dự lễ hội, đồng thời cũng là dịp đến thắp hương cầu xin một năm mới làm ăn tốt lành tại Chùa Bà (Chùa Bà có thời gian hình thành từ khá sớm, sau khi những người Hoa về vùng đất này sinh sống và buôn bán ngày càng khá lên, mọi người đã góp công, góp của xây dựng nên ngôi chùa thờ "Bà Thánh Mẫu" để cầu mong Bà phù hộ cho những chuyến đi buôn bán xa được mưa thuận, gió hòa). Theo ông Man Như Tân, Trưởng ban lễ hội "Đô thị nước mặn", lễ hội do địa phương tổ chức nên kinh phí còn ít, không thể tổ chức lớn được. So với mọi năm, lượng khách năm nay đến với lễ hội đông gấp nhiều lần với khoảng 15-20 ngàn người.

. Nguyễn Phúc

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Lễ hội chùa Linh Phong  (17/02/2004)
Lễ cưới hỏi của người Bình Định xưa  (13/02/2004)
Xuân về thăm bến Trường Trầu  (11/02/2004)
Lễ hội vía Bà - Nhơn Phong  (08/02/2004)
Mấy dấu tích về Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi   (06/02/2004)
Lên núi hoa mai vàng   (03/02/2004)
Lễ hội cầu ngư  (29/01/2004)
Triết lý bánh chưng, bánh tét  (28/01/2004)
Đầu năm du lịch đất Tây Sơn  (21/01/2004)
Hội bài chòi ngày xuân ở Bình Định  (20/01/2004)
Món "thưng" Bình Ðịnh   (19/01/2004)
Chùa cổ ở Bình Định   (18/01/2004)
Bức tranh thiên nhiên hoành tráng   (16/01/2004)
Nhớ cốm   (15/01/2004)
Xa xôi chớ vội phẩm bình mà sai  (14/01/2004)