Khi vua xin lỗi bề tôi
16:59', 8/4/ 2004 (GMT+7)

Thời phong kiến, vua là tối thượng, vua luôn luôn đúng, và theo đó, không bao giờ vua phải xin lỗi ai (trừ một vài ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi tỷ như khi phải chủ động chịu lỗi trước cha mẹ). Thế nhưng Lê Thánh Tông, vị vua được xếp vào hàng anh minh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam đã từng lên tiếng xin lỗi một vị quan.

Năm 1467, ở vùng Đông Bắc có loạn, Tổng binh Lê Hối dẹp mãi không được. Triều đình sai Đô đốc Khuất Đả đem quân phối hợp tiễu, chẳng may cả hai đều bại trận. Pháp ti đem hai quan ra xét xử. Quan Hình bộ thượng thư viện dẫn đến lệ bát nghị có ý tha bổng cho hai người này. Quan Đô ngự sử là Trần Xác tán thành. Xác tấu: "Xưa nay chỉ có tội đại ác và phản nghịch là không được hưởng lệ bát nghị, chưa từng thấy quan phạm tội thường mà không cho hưởng lệ này". Vua dụ rằng: "Quân pháp chỉ có một chứ không có hai. Nói như lời của Xác chỉ là biện bác, mê hoặc người mà thôi, phải nên trị Xác về tội này mới được". Chẳng bao lâu sau, vua lại dụ: "Ta vu oan cho ngươi là kẻ biện bác để mê hoặc người, đó là ta lỡ lời. Nay, người có mưu kế gì hay cứ nói với ta, ấy cũng như cơn mưa ngọt đến khi trời nắng hạn, như có con thuyền đến lúc ta cần qua sông. Người hãy kính nhớ lấy".

Đô ngự sử là chức quan chuyên lo việc can gián vua, chỉ trích những sai sót hoặc lầm lỗi của quan lại. Trần Xác là người cương trực, nắm luật lệ rất chắc, dám nói những lời không đẹp tai mặt rồng. Trong lúc nóng vội nhất thời, Lê Thánh Tông không giữ được phép xử thường. Nhưng vua còn biết nghĩ lại, dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn xin nghe tiếp những lời thẳng thắn. Đáng kính phục thay.

Vua sáng, tôi hiền, triều đình có chỗ để những lời tấu cương trực thường không dễ nghe được phép vang lên bảo làm sao Đại Việt ta khi ấy không hùng cường.

. Nhân Duyên

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hoạt động "xóa đói giảm nghèo" của người xưa  (07/04/2004)
Vua Lý Thái Tông đi cày   (02/04/2004)
Những dịch vụ hậu cần cho nghề cá xưa kia ở Hoài Nhơn  (01/04/2004)
Ếch tháng ba…   (28/03/2004)
Về Quy Nhơn thăm Hàn Mặc Tử   (26/03/2004)
Dấu tích đất kinh xưa  (25/03/2004)
Canh chua me đất   (24/03/2004)
Khám phá Bình Ðịnh  (23/03/2004)
Tục nhuộm răng ăn trầu của người Bình Định xưa  (22/03/2004)
Lễ cầu ngư ở Gò Bồi  (21/03/2004)
Cháo cua huỳnh đế - Bình Định  (19/03/2004)
Thành Bình Định   (18/03/2004)
Nghề thợ mộc và chạm khảm ở Nhơn Thành   (17/03/2004)
Hát thứ lễ   (16/03/2004)
Cá chẻm Thị Nại   (15/03/2004)