Thứ tư, ngày 14/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Thăm mộ chí sĩ Tăng Bạt Hổ tại Huế
17:8', 24/5/ 2004 (GMT+7)

Chí sĩ Tăng Bạt Hổ, tên thật là Tăng Doãn Văn, là một nhân vật tiêu biểu trong phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ông quê ở làng An Thường, xã Ân Thạnh (huyện Hoài Ân). Tuy nhiên, người Bình Định không phải ai cũng biết là mộ phần của ông hiện nằm ở Bến Ngự (thành phố Huế), ngay trong khuôn viên vườn nhà và mộ phần Phan Bội Châu...

Ngay trên đỉnh dốc Bến Ngự là khu vườn nhà và lăng mộ của Sào Nam Phan Bội Châu. Nơi đây có mộ, ngôi nhà tranh và nhà thờ Phan Bội Châu cùng bức tượng cụ Phan đúc bằng đồng. Nằm sát cổng chính của khu vườn, là ngôi mộ nhà chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ nằm yên bình, dưới những bóng cây (ảnh). Mộ xây gạch, có tường bao, nhuốm màu thời gian, bên trong là một tấm bia bằng chữ Hán, ngoài có tấm biển nhỏ đề: Lăng mộ Tăng Bạt Hổ.

Tăng Bạt Hổ mất ở Huế thì ai cũng rõ, sách nào cũng viết, nhưng tại sao mộ phần ông lại được táng ở trong khu vườn nhà và lăng mộ Phan Bội Châu? Trong khi đó, tập san kỷ niệm 30 năm giải phóng Hoài Ân lại viết: "Mộ phần ông (Tăng Bạt Hổ) hiện nay nằm ở Hương Trà".

Hồi ký Tự phán của Phan Bội Châu viết: "Mùa xuân năm Bính Ngọ (1906), ông (Tăng Bạt Hổ) tự Bắc Kỳ chạy khắp khoảng Thanh, Nghệ, Tịnh, Bình, ngày nghỉ đêm đi sức hao lòng mỏi. Mùa đông năm ấy, đến Kinh Huế... nào ngờ ông xanh quá ghen, việc chẳng như lòng, kịp đến nhà cụ Võ ở An Hòa (Huế) bệnh phát nặng. Cụ Võ (Võ Bá Hạp, người đồng chí của Phan Bội Châu) vì giữ tai mắt người ngoài, thuê một thuyền con đậu dưới bến, khuya sớm phụng dưỡng ông, mới có vài tuần mà ông đã tạ thế trong thuyền". Theo khảo sát của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, sau khi cụ Tăng Bạt Hổ mất, cụ cử Võ cùng các đồng chí đồng sự đã đem táng thi hài cụ Tăng trên một gò cao thuộc ấp Thế Lại Thượng. Năm 1956, cụ Lê Ngọc Nghị, một nhân sĩ đã cùng với một số hậu duệ các bậc tiền bối hợp tác cùng thân hào xã Thế Lại Thượng tổ chức lễ truy điệu và cải táng hài cốt Tăng Bạt Hổ lên chôn tại khu vườn nhà và lăng mộ Sào Nam Phan Bội Châu như hiện nay.

Cũng cần nói thêm về khu vườn này. Đây nguyên là nơi ở của cụ Phan Bội Châu trong suốt 15 năm cụ bị giam lỏng ở Huế (từ 1925 đến 1940). Tiền mua đất và dựng nhà do đồng bào cả nước góp. Khi mất, cụ Phan được cụ Huỳnh Thúc Kháng và các nhà yêu nước đương thời táng ngay trong vườn nhà. Đồng thời, ngay bên cạnh ngôi nhà tranh của cụ, cụ Huỳnh làm thêm một ngôi nhà nhỏ để thờ cụ Phan. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, khu vườn, lăng mộ và nhà thờ bị tiêu điều. Những người còn tưởng nhớ đến cụ Phan đã thành lập một ủy ban xây dựng nhà thờ cụ Phan do bác sĩ Thân Trọng Phước đứng đầu. Tháng 10 năm 1956, công việc xây dựng hoàn tất. Những người có trách nhiệm thời bấy giờ đã đưa tên tuổi các nhà yêu nước khác trong phong trào chống Pháp khởi đầu từ Thủ khoa Huân, Trương Định, cho đến các nhà yêu nước trong phong trào Cần Vương, văn thân Đông Du, khởi nghĩa Thái Nguyên, Yên Bái… vào thờ chung với Phan Bội Châu và nhà thờ cụ Phan trở thành Nhà thờ Việt Nam Liệt sĩ cách mạng và Phan Bội Châu tiên sinh. Cụ Tăng Bạt Hổ, một chí sĩ của phong trào Cần Vương và Đông Du, nên hài cốt được đưa về táng ở đây.

Người Bình Định, những ai có dịp ghé đất Thần Kinh, xin nhớ ghé và thắp một nén hương tưởng niệm chí sĩ Tăng Bạt Hổ và các anh hùng, nghĩa sĩ.

. Khải Nhân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nghề làm dầu dừa ở nông thôn Bình Định  (23/05/2004)
Cây dừa ở Bình Định  (20/05/2004)
Cây dừa ở Bình Định  (20/05/2004)
Làng võ Bình Định  (16/05/2004)
Phương tiện hành nghề đánh bắt cá ngày xưa ở Bình Định   (13/05/2004)
Nghề câu cá hố của ngư dân Bình Định xưa   (11/05/2004)
Bí ẩn 14 tháp cổ trên đất Bình Định   (10/05/2004)
Thăm cứ địa Tây Sơn   (07/05/2004)
Nghề đánh lưới chuồn xưa của ngư dân Bình Định  (02/05/2004)
Sông núi An Nhơn   (26/04/2004)
Chùa Bà - Nước Mặn   (23/04/2004)
Tục thử dâu của người Ba na   (20/04/2004)
Hành trình từ Gia Hưng đến Điện Biên Phủ   (19/04/2004)
Quy Nhơn quyến rũ  (18/04/2004)
Tháp Mẫm   (16/04/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn