Thứ bảy, ngày 10/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Từ đường họ Nguyễn ở Vân Sơn
17:18', 15/8/ 2004 (GMT+7)

Dòng họ Nguyễn ở thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn nổi tiếng với 5 cha con mà tài văn thơ vang vọng một thời.

Cha là Nguyễn Khuê (1825-1896), năm 20 tuổi đậu tú tài nhưng liên tiếp 5 khóa sau cũng không đậu được cử nhân. Tuy vậy, tài hay chữ của ông không mấy người là không biết. Ông là một trong 8 người nổi danh ở Bình Định thời đó về tài thơ. Ông dạy học, làm thơ, sống cuộc đời thanh bạch.

Con trưởng Nguyễn Bá Huân (1853-1915) thủa nhỏ thông minh, học đâu nhớ đấy nhưng thi mãi không đậu. Vì thế tính khí trở nên ngang tàng, thường say rượu đi chơi cùng một người nữa gọi là "song cuồng". Ông làm thơ, câu đối, kết thân với Đào Tấn khi cụ Đào về hưu.

Con thứ Nguyễn Trọng Trì (1854-1922), 12 tuổi mới học vỡ lòng nhưng thông minh lạ thường, 18 tuổi nổi danh, 22 tuổi đậu cử nhân, được bổ vào nội các. Ông Trì tham gia khởi nghĩa Cần Vương, cùng Mai Xuân Thưởng và các nghĩa sĩ chống thực dân Pháp.

Con thứ Nguyễn Thúc Mân (1858-1896), 10 tuổi biết làm thơ, 12 tuổi rành thi pháp. Bị Pháp bắt cùng với cha. Mất lúc 37 tuổi.

Con út Nguyễn Quí Luân (1859-1911), năm 12 tuổi đã có thơ hay. Tham gia Cần Vương rồi lên Phú Phong dạy học, chết lúc 52 tuổi.

Cả 5 cha con đều có nhiều tác phẩm thơ văn bằng chữ Hán, chữ Nôm được lưu truyền trong thiên hạ. Cụ tú Nguyễn Khuê có tập thơ "Vân Sơn nhàn vịnh", tập văn "Tây Sơn nhân vật ký". Nguyễn Bá Huân có "Mộ Châu thi tập","Cân quắc anh hùng truyện" viết về bà Bùi Thị Xuân và các nữ tướng Tây Sơn, "Tây Sơn tiềm long lục" viết về giai đoạn đầu khởi nghĩa Tây Sơn, "Tây Sơn văn thần liệt truyện","Bình Định hào kiệt truyện". Nguyễn Trọng Trì có "Tả Am thi tập", "Tây Sơn danh tướng chinh Nam", "Tây Sơn lương tướng ngoại truyện".

Hai ông Bá Huân, Trọng Trì còn có sách ghi chép những mẩu chuyện về hát tuồng. Ngoài ra, họ Nguyễn Vân Sơn còn có tuồng hát, văn biền ngẫu cũng rất đáng chú ý.

Nhân dịp sắp hoàn thành cuốn "Kẻ sĩ đất thang mộc" viết về các danh nhân Bình Định, trong đó có họ Nguyễn Vân Sơn, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, tác giả cuốn sách rủ tôi cùng tìm về đất Vân Sơn.

Người đầu tiên chúng tôi gặp là Nguyễn Đình Cao, cháu đời thứ tư của ông út Nguyễn Quí Luân. Nhà Cao có 5 anh chị em, nhưng Cao là con trai duy nhất. Anh lúc đó khoảng 34-35 tuổi, vợ chồng cùng làm nông, có 2 con, 1 trai 1 gái. Cao lại vui vẻ dẫn chúng tôi sang Đại Hòa, nơi ấy là từ đường dòng họ do trưởng tộc trông nom.

Ngôi từ đường được sửa lại năm 1973, do vợ chồng ông xã Lưu, tức Nguyễn Kôn, chắt đích tôn đời thứ tư của ông Nguyễn Bá Huân trông coi. Ông Kôn có 2 con trai, 1 người chết từ trước năm 1975, còn người kia là thầy giáo dạy ngoại ngữ, gọi là thầy Lăng. Ông Kôn năm ấy đã 83 tuổi, mắt mờ tai điếc. Có lẽ ông thành người thiên cổ rồi.

Theo Nguyễn Đình Cao cho biết thì dòng họ Nguyễn Vân Sơn hiện có độ hơn 30 người, sống ở thôn Đại Hòa và Vân Sơn (xã Nhơn Hậu), thôn Bình Đức (xã Nhơn Mỹ) cùng huyện. Đây là quê vợ của ông Nguyễn Trọng Trì nên con cháu của ông ở luôn đấy. Hàng năm, cứ đến ngày 18 tháng 2 âm lịch, con cháu họ Nguyễn Vân Sơn lại kéo nhau về từ đường ở Đại Hòa để giỗ tổ, gọi là tế tiệp, rất đông vui.

Từ đường họ Nguyễn Vân Sơn có thể coi là một địa chỉ văn hóa ở Bình Định và rất cần được quan tâm.

. Nguyễn Văn Chương

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cách trang phục của người Bình Định xưa   (10/08/2004)
Câu cá thu bằng câu xóng của ngư dân Bình Định   (04/08/2004)
Đi câu "bò gù"   (20/07/2004)
Làng rèn Phương Danh  (14/07/2004)
Cây mì với người dân Bình Định   (11/07/2004)
Ai về Quy Nhơn   (09/07/2004)
Tây Sơn có thác Hầm Hô  (06/07/2004)
Đánh bắt cá cơm bằng nghề mành cơm ở Bình Định   (22/06/2004)
Cách đo lường của ngư dân Bình Định ngày xưa   (17/06/2004)
Lễ hội cầu ngư ở Bình Định   (15/06/2004)
Nghề làm bún ở An Nhơn   (14/06/2004)
Nghề nấu đường thủ công ở An Nhơn   (13/06/2004)
Thăm đền thờ Cụ Nguyễn Trung Trực  (11/06/2004)
Nghề rớ đánh cá sông ở Bình Định xưa  (06/06/2004)
Tâm tình người dân biển trong ca dao Bình Định   (01/06/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn