Chủ Nhật, ngày 11/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Lời chối từ khôn khéo
12:24', 9/1/ 2005 (GMT+7)

Văn hóa suy cho cùng là chất lượng nhân văn trong ứng xử của con người. Cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta vô vàn tình huống giao tiếp. Với mỗi tình huống, người có hiểu biết sẽ hình dung ra được những phương án giải quyết, trong đó bao giờ cũng có một phương án tối ưu.

Nhờ biết lựa chọn phương án ứng xử phù hợp mà con người vừa đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, vừa góp phần làm đẹp cuộc sống. Với nhận thức đó, chúng tôi muốn nói tới một vẻ đẹp văn hóa ứng xử được thể hiện trong bài ca dao sau:

Sáng ngày em đi hái dâu

Gặp hai anh ấy ngồi câu Thạch Bàn

Hai anh đứng dậy hỏi han

Hỏi rằng: "Cô ấy vội vàng đi đâu?"

Thưa rằng: "Em đi hái dâu"

Hai anh mở túi lấy trầu mời ăn

Thưa rằng: "Bác mẹ em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người".

Dễ dàng nhận ra, bài ca dao trên là lời của một cô gái. Cô kể chuyện mình sáng ngày đi hái dâu, tình cờ gặp "hai anh ấy ngồi câu Thạch Bàn". Tình huống cuộc gặp gỡ bất ngờ này là việc "hai anh mở túi lấy trầu mời ăn". Mời trầu vốn là một hành vi văn hóa phổ biến trong giao tiếp của người Việt. Với mỗi đối tượng, việc mời trầu có những ý nghĩa riêng của nó. Đối với tầng lớp nam nữ thanh niên, mời nhau ăn trầu không nhằm mục đích gì hơn là để làm quen, làm thân với nhau. "Tiện đây ăn một miếng trầu - Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là". Từ chỗ ngẫu nhiên gặp nhau mà biết bao chàng trai, cô gái đã nên lứa nên đôi. Miếng trầu tưởng như bình thường ấy lại là miếng trầu xe duyên. "Miếng trầu thật tay em têm - Anh ăn một miếng nên đôi vợ chồng".

Sinh ra và lớn lên trong bầu "khí quyển" văn hóa làng xã đó, cô gái trong bài ca hẳn nhận biết được mục đích mời trầu của hai chàng trai. Hơn nữa, cùng lúc cả hai anh cùng "đứng dậy hỏi han", cùng "mở túi đưa trầu mời ăn" nên cách tốt nhất là nói lời từ chối. Vấn đề là từ chối thế nào để được người, được ta. Bằng một giọng nhẹ nhàng, lịch sự, cô gái "Thưa rằng: Bác mẹ em răn - Làm thân con gái chớ ăn trầu người".

Thiết nghĩ, không có lời chối từ nào khôn khéo hơn. Không chỉ bày tỏ được thái độ trân trọng đối với hai chàng trai mà cô gái còn ngầm giới thiệu về gia đình mình, bản thân mình. Qua lời thưa, ta nhận thấy, gia đình cô gái là một gia đình nền nếp: cha mẹ rất quan tâm tới việc giáo dục con cái, còn con cái thì biết nghe lời răn của cha mẹ. Dù không có ý tự đề cao mình nhưng qua lời nói, cô gái đã tự bộc lộ phẩm chất đáng quý của một thiếu nữ Việt. Trước những người con gái như thế, chàng trai nào mà không trân trọng và nếu theo đuổi chẳng bao giờ nghĩ là uổng công!

. Lê Nhật Ký

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Lễ hội Nước Mặn ở Bình Định   (03/01/2005)
Kiến trúc nhà ở của người Chăm H'roi Bình Định   (28/12/2004)
Giáo sư Toán học Nguyễn Cang: Niềm tự hào của trí thức Bình Định   (16/12/2004)
Tín ngưỡng làng nghề  (14/12/2004)
Hịch gọi đò của vua Quang Trung  (10/12/2004)
Núi Linh Phong   (08/12/2004)
Huyền Trân công chúa  (07/12/2004)
Thành Cha  (06/12/2004)
Thập Tháp Di Đà Tự, danh lam trời Việt   (06/12/2004)
Núi Hàm Long  (03/12/2004)
Tục thờ thành hoàng làng   (30/11/2004)
Núi Xương Cá  (26/11/2004)
Ông mai dong   (23/11/2004)
Truông Xe, cái nôi của người Việt cổ   (22/11/2004)
Trường thi Bình Định (kỳ cuối)  (22/11/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn