Điều 1: Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường lớp học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, giai đoạn 2003 - 2005 tỉnh Bình Định với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung:
- Thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông để đến cuối 2003 xóa bỏ tình trạng học ca 3 và đến 2005 không còn các lớp học tạm; kết hợp Chương trình này với việc chuẩn hóa và hiện đại hóc trường, lớp học.
- Đáp ứng nhu cầu tăng số lượng học sinh và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là vùng sâu, vùng sa, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo.
- Từng bước thực hiện việc dạy học 02 buổi/ngày theo chủ trương chung, trước mắt là đối với bậc tiểu học.
2. Các nguyên tắc:
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Đề án qui hoạch mạng lưới trường học ngành giáo dục - đào tạo Bình Định đến 2010.
- Căn cứ vào thực trạng và phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương; đảm bảo phòng học để duy trì phổ cập tiểu học, đạt chuẩn phổ cập THCS và tiến tới phổ cập THPT.
- Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, trước hết ưu tiên thực hiện đối với các xã khó khăn, các xã nghèo, vùng hay ngập lụt, vùng có nhiều đồng bào dân tộc tiểu số, vùng thường bị triều cường.
- Vận động các tổ chức và các nhân trên địa bàn tự nguyện góp vốn để thực hiện Chương trình.
- Sử dụng những thiết kế mẫu phù hợp với từng địa bàn.
3. Tổ chức thực hiện:
- Ngành giáo dục - đào tạo:
+ Sở Giáo dục - Đào tạo là cơ quan thường trực có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong ngành giáo dục, tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo kiên cố hóa trường, lớp học của tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện Đề án.
+ Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tại các huyện, thành phố; báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh tình hình và tiến độ thực hiện Đề án.
- Các sở, ngành liên quan:
+ Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo thực hiện Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh trong những lĩnh vực ngành phụ trách.
- Các huyện, thành phố:
+ Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành Đề án trên địa bàn.
+ Chịu trách nhiệm huy động các nguồn lực của địa phương để tham gia thực hiện Chương trình.
4. Kế hoạch xây lắp và vốn từ năm 2003 - 2005:
A/Số lượng cần xây dựng mới:
STT |
Nội dung chương trình |
Tổng số phòng học |
Chia theo cấp học |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
THCS |
THPT |
01 |
Xây dựng để xóa ca 3 |
755 |
|
29 |
604 |
122 |
02 |
Xây dựng để xóa phòng học tạm |
495 |
48 |
381 |
20 |
46 |
|
Tổng cộng: |
1250 |
48 |
410 |
624 |
168 |
B. Các trang thiết bị:
STT |
Tên thiết bị |
Đơn vị tính |
Tổng số thiết bị |
01 |
Bàn ghế học sinh (2 chỗ ngồi, gỗ nhóm 3; 32 bộ/phòng) |
Bộ |
27.500 |
02 |
Bàn ghế giáo viên (gỗ nhóm 3) |
Bộ |
1.250 |
03 |
Bảng đen (mặt cattông) |
Cái |
1.250 |
C. Nhu cầu vốn đầu tư (xây lắp và thiết bị):
Số TT |
Nội dung |
Tổng kinh phí đầu tư (triệu đồng) |
Chia ra |
Xây lắp nhà cấp 3 (cả chi phí khác) |
Xây lắp nhà cấp 4 (cả chi phí phí khác) |
Thiết bị |
01 |
Xây dựng để xóa ca 3 |
73.023 |
66.240 |
1.045 |
5.738 |
02 |
Xây dựng để xóa phòng học tạm thời |
46.107 |
38.880 |
3.465 |
3.762 |
|
Tổng cộng: |
119.130 |
105.120 |
4.510 |
9.500 |
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục - Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính - Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký (21-1-2003).
|