Trao đổi:
Làm thế nào để xây dựng chi đoàn vững mạnh?
17:31', 12/11/ 2003 (GMT+7)

Đây là câu hỏi đặt ra lâu nay trong công tác Đoàn, câu trả lời cũng rất đa dạng, phong phú. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bạn Bùi Thị Thúy Hiền – Phó Bí thư chi đoàn 12A2 - Trường THPT Hùng Vương (Quy Nhơn).

Hoạt động của các chi đoàn (CĐ) đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt động đoàn trường. Không thể nào có một đoàn trường vững mạnh mà các CĐ lại yếu kém được.

Một CĐ được xem là vững mạnh trước hết phải có sự đoàn kết, thống nhất của các đoàn viên trong CĐ. Muốn được như vậy, ban chấp hành CĐ phải là những người có năng lực, có khả năng tổ chức, lãnh đạo CĐ tốt, năng nổ tham gia các hoạt động của CĐ, đoàn trường. Và một điểm quan trọng nữa là phải gương mẫu trong tất cả các hoạt động. Ban chấp hành phải biết phát hiện năng khiếu, tài năng riêng của các đoàn viên trong CĐ mình để phát huy tính năng động, sáng tạo của họ. Và để hoạt động CĐ đi vào nề nếp, có tổ chức, ban chấp hành phải họp định kỳ đều đặn để bàn bạc, đưa ra hướng giải quyết và thống nhất những vấn đề chung trong hoạt động CĐ. Như vậy, tôi thấy việc bầu ra ban chấp hành là rất quan trọng, nhưng ở một số CĐ, công tác này còn nặng tính hình thức.

Một CĐ vững mạnh là một CĐ tham gia tốt các hoạt động phong trào với sự chủ động. Chủ động ở đây không chỉ có nghĩa là tham gia thôi mà còn phải tham gia một cách tích cực, có hiệu quả. Ngoài tham gia hoạt động của đoàn trường, CĐ còn phải biết tự tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ lớp mình để phát huy cao nhất tính năng động và sáng tạo của các đoàn viên. Để đạt được những điều trên, CĐ cần phải có sự tham mưu tốt với đoàn cấp trên và giáo viên chủ nhiệm lớp. Khi giải quyết một vấn đề nào đó, CĐ nên thông qua ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và đoàn cấp trên để có cơ hội lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm nhằm xây dựng CĐ mình tốt hơn. Ngoài ra, việc tham mưu tốt còn tạo mối liên hệ mật thiết giữa CĐ và đoàn trường, giúp CĐ chủ động tham gia tốt các hoạt động, phong trào do đoàn trường tổ chức.

Về phía đoàn trường, việc đánh giá, xếp loại CĐ vững mạnh cần phải được xem xét trên nhiều phương diện, không nên quá quan tâm đến hoạt động phong trào mà ít chú ý đến khía cạnh học tập, bởi một CĐ vững mạnh thì không thể có đoàn viên là học sinh yếu kém được. Đoàn trường cũng nên tổ chức nhiều cuộc thi, diễn đàn thanh niên…, để trước hết là trang bị vốn kiến thức về xã hội cho đoàn viên, sau nữa là phát huy năng khiếu, năng lực của đoàn viên trong nhà trường. Những cuộc giao lưu giữa các CĐ cũng là một hình thức hoạt động tốt nhằm giúp các CĐ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong học tập và trong công tác đoàn…

. BÙI THỊ THÚY HIỀN

(Lớp 12A2 - Trường THPT Hùng Vương - Quy Nhơn)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bóng mát đời tôi   (11/11/2003)
Lướt theo điệu nhạc "Chát-xình"   (10/11/2003)
Ca mổ đầu tiên của những chàng bác sĩ thú y   (09/11/2003)
Nguyễn Thị Tuyết Trinh và học bổng 10.000 USD   (07/11/2003)
Vẽ đường cho hươu… chạy đúng  (06/11/2003)
Bí thư áo lính  (05/11/2003)
Hương lúa  (04/11/2003)
Xôn xao thị trường áo ấm mùa đông  (31/10/2003)
Triệu phú tuổi 23  (30/10/2003)
Học nghề làm vệ sĩ   (29/10/2003)
Một đội viên dũng cảm cứu sống 2 em bé bị nước lũ cuốn trôi  (28/10/2003)
Lê Thị Vinh Hương và đề án xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại   (27/10/2003)
Hội thi Bí thư chi đoàn giỏi tỉnh Bình Định lần thứ I: Lý thú và bổ ích  (26/10/2003)
Chuyện về 3 anh hùng tuổi thiếu niên   (24/10/2003)
Siết tay nhau trong tình thân ái   (23/10/2003)