CLB gia sư sinh viên trong các trường - Tại sao không?
16:19', 13/11/ 2003 (GMT+7)

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, đến được giảng đường đại học đã là một nỗ lực rất lớn của các bạn sinh viên (SV) nghèo. Vì thế, bên cạnh việc đến trường, phần lớn SV đều chọn giải pháp làm thêm và nghề "gõ đầu trẻ" được xem là nghề phù hợp nhất. Thực tế lâu nay tại Quy Nhơn đã có khá nhiều câu lạc bộ (CLB) gia sư SV được lập nên ở bên ngoài trường. Thế nhưng, các trường hầu như không thể kiểm soát hết việc làm của các bạn. Nên chăng thành lập các CLB gia sư trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp? Dưới đây là một vài ý kiến mà chúng tôi ghi được từ những người có liên quan.

* Anh Lê Công Hạnh - Bí thư Đoàn trường Đại học Quy Nhơn: Nói về CLB gia sư SV, trường đã có chủ trương từ rất lâu. Năm 1991, CLB gia sư của trường được thành lập, đặt dưới sự chỉ đạo chung của Hội SV nhà trường. Những năm này, CLB có tổ chức sinh hoạt đều đặn cho các hội viên và hoạt động rất tốt với việc giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhưng sau đó, hoạt động của CLB này không tốt lắm vì các SV được giữ lại trường đều làm công tác giảng dạy là chính. Thêm nữa, chuyện sinh hoạt lại không được hội viên duy trì thường xuyên, đôi lúc các em đến tham gia đông nhưng có lúc lại không có nên nhà trường quyết định đặt CLB này tại văn phòng Đoàn. Theo đó, Đoàn trường chỉ giới thiệu cho SV chứ không còn tư cách một CLB gia sư như của Hội SV trước kia. Đoàn trường chỉ đơn thuần làm cầu nối cho các em và người có nhu cầu. Thường SV làm gia sư chủ yếu là khoa tự nhiên. Nhiều em cũng làm gia sư thông qua giáo viên chủ nhiệm của mình chứ không cần thông qua đoàn hội gì cả.

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của SV vẫn là học tập. Nếu dạy quá nhiều theo kiểu "chạy sô" thì chắc chắn không đảm bảo chất lượng học tập. Đoàn trường cũng rất khó quản lý các SV bởi không có một tổ chức, như hình thức CLB trước đây, người chuyên trách cũng như tiêu chí hoạt động rõ ràng.

* Chị Nguyễn Kim Anh - Bí thư Đoàn trường CĐSP Bình Định: SV của trường, một số đi làm thuê, còn lại đa số các em có hoàn cảnh khó khăn đi dạy kèm là chính. Đoàn trường cũng đang có hướng trong vấn đề này nhưng chủ yếu động viên các em có khả năng vừa củng cố kiến thức vừa rèn luyện nghiệp vụ, đồng thời có thu nhập chứ không động viên các em tham gia những công việc ảnh hưởng đến sức khỏe như bán hàng, giúp việc khách sạn.

Trường Cao đẳng tập trung phần đông SV ở các huyện, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhu cầu làm thêm của các em là rất lớn. Đoàn trường cũng đang muốn lập ra một CLB để có thể quản lý các em và cũng để hỗ trợ cho quyền lợi của SV. Bởi vì để cho các em tự thân vận động có 2 vấn đề rất đáng lo: nhiều khi các em đi dạy gặp phải những đối tượng không tốt lợi dụng các em làm ảnh hưởng việc học, hay là việc những SV chưa đủ khả năng nếu đi dạy sẽ gây ra nhiều vấn đề cho nhà trường. Thế nhưng, để đi vào thực hiện, Đoàn trường đang gặp khó khăn vì thiếu cán bộ chuyên trách.

* Bạn Phạm Xuân Vạn, Lớp Sử K24A - Trường Đại học Quy Nhơn: Những SV nghèo như chúng tôi thường chọn việc gia sư để kiếm thêm tiền và rèn luyện tay nghề của mình. Biết làm thêm sẽ tốn nhiều thời gian cho việc học nhưng chúng tôi cũng rất cần sự quan tâm, bảo vệ quyền lợi của nhà trường đối với chúng tôi. Nếu có một tổ chức như CLB gia sư thì quá tốt.

. LÊ THU HIỀN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Làm thế nào để xây dựng chi đoàn vững mạnh?  (12/11/2003)
Bóng mát đời tôi   (11/11/2003)
Lướt theo điệu nhạc "Chát-xình"   (10/11/2003)
Ca mổ đầu tiên của những chàng bác sĩ thú y   (09/11/2003)
Nguyễn Thị Tuyết Trinh và học bổng 10.000 USD   (07/11/2003)
Vẽ đường cho hươu… chạy đúng  (06/11/2003)
Bí thư áo lính  (05/11/2003)
Hương lúa  (04/11/2003)
Xôn xao thị trường áo ấm mùa đông  (31/10/2003)
Triệu phú tuổi 23  (30/10/2003)
Học nghề làm vệ sĩ   (29/10/2003)
Một đội viên dũng cảm cứu sống 2 em bé bị nước lũ cuốn trôi  (28/10/2003)
Lê Thị Vinh Hương và đề án xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại   (27/10/2003)
Hội thi Bí thư chi đoàn giỏi tỉnh Bình Định lần thứ I: Lý thú và bổ ích  (26/10/2003)
Chuyện về 3 anh hùng tuổi thiếu niên   (24/10/2003)