Tổng thống cũng chỉ là một con người(*)
17:15', 11/3/ 2003 (GMT+7)

Hãy thử điểm lại xem những cuộc chiến mà các đời tổng thống Hoa Kỳ gần đây đã gây ra: R. Reagan đưa quân Mỹ vào Grenada, can thiệp vào nội bộ Goatemala. Tổng thống G. Bush (cha) xâm lăng Panama, bắt giữ và buộc tội tổ chức buôn ma túy cho tổng thống nước này là Noriega, tấn công Iraq. Tổng thống B. Clinton đưa quân vào  Somali, ném bom Nam Tư. Với cái cớ chống khủng bố tổng thống G. Bush (con) đương nhiệm đã xâm lược Apganixtan, và nay đang chuẩn bị tấn công Iraq ... Trong vòng nửa thế kỷ gần đây tất cả các tổng thống Hoa Kỳ khi cầm quyền dù ít hay nhiều nhiệm kỳ cũng đều tổ chức, dính dáng đến ít nhất là một cuộc xâm lược nào đó. Điều này càng làm người ta nhớ đến Franklin Delano Roosevelt – tổng thống đời thứ 32 của Hoa Kỳ, người duy nhất cầm quyền liên tiếp 4 nhiệm kỳ liền. Khi mà Nhà Trắng, đứng đầu là G. Bush liên tục gây sức ép tấn công Iraq, có một cuốn sách viết về FD. Roosevelt đáng để chúng ta tìm đọc đó là tiểu thuyết Bức chân dung dở dang.

Franklin Delano Roosevelt  là một thiên tài chính trị, chỉ riêng việc là người duy nhất trong lịch sử giữ cương vị 4 nhiệm kỳ tổng thống một cường quốc như Hoa Kỳ không thôi cũng đủ cho thấy ông là nhân vật không thể không nhắc đến khi đề cập đến lịch sử thế giới hiện đại. Tiểu thuyết Bức chân dung dở dang không phải là một cuốn tiểu thuyết chính trị – lịch sử, không phải là một cuốn sách viết về cuộc đời Roosevelt. Những gì mà nội dung cuốn sách đề cập đến chỉ là quãng thời gian khoảng 90 ngày cuối cùng của Roosevelt, chỉ có chừng đó ngày thôi nhưng những gì được đề cập trong sách khiến người đọc hiểu thêm về đời sống chính trị Hoa Kỳ nói chung và những góc khuất trong tâm hồn của một con người gánh vác quá nhiều trách nhiệm với lịch sử. Tổng thống, dù cho đó có là tổng thống của một cường quốc như Hoa Kỳ thì trước tiên vẫn phải là một con người.

Là người duy nhất giữ cương vị tổng thống Hoa Kỳ liên tiếp 4 nhiệm kỳ, nhưng Franklin Delano Roosevelt thật sự trở thành tiêu điểm, được các sử gia nhắc đến nhiều lần khi quyết định công nhận Liên Xô, đã bất chấp sự phản đối kịch liệt của những phe phái chính trị trong nước, trong đó không ít người là những chính khách từng ủng hộ ông tiến vào Nhà trắng. Từ những đoạn hồi tưởng, độc giả bắt đầu biết đến một chàng thanh niên không gì lấy làm xuất sắc cho lắm trong học hành nhưng lại đam mê chính trị và giàu ý chí, nghị lực phấn đấu cho ước mơ của mình, ngay cả khi số phận dành cho mình những điều kiện hết sức nghiệt ngã. Bị liệt hai chân nhưng Roosevelt vẫn trở thành tổng thống và lèo lái đưa Hoa Kỳ vượt qua cơn khủng hoảng những năm 30.

Trong lần đến thăm một trường học nọ, ông rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tấm bản đồ thế giới của lớp học có một khoảnh trắng khá lớn. Khi được giải thích phần trắng bị cấm đề cập đến – đó là Liên Xô. Roosevelt hết sức sửng sốt, lập tức ông ra lệnh cho bộ máy chính trị của mình vận động hết công suất để sớm có thể lập được quan hệ với người Nga. Không phải Roosevelt có cảm tình với những người cộng sản. Từ trong tâm khảm của mình ông vẫn là đứa con đẻ của chủ nghĩa tư bản, nhưng đứa con đẻ ấy đủ tầm trí tuệ để hiểu rằng –  Liên Xô là một vùng thị trường bao la, là những lợi ích, ràng buộc chính trị khổng lồ. Người ta không chỉ thấy Roosevelt trong vị trí là một chính khách, đó còn là một người cha, người chồng, người bạn… Nghĩa là cho dù có là tổng thống Hoa Kỳ đi chăng nữa thì Roosevelt cũng là con người với tất cả những tình cảm yêu thương, căm ghét, những mềm yếu hết sức con người… Mối quan hệ mà Roosevelt tạo lập giữa ông với những cộng sự – vệ tinh quay quanh ông, cũng là một kiểu quan hệ khá độc đáo, trong đó ở một vài trường hợp, một ngoại trưởng chưa chắc đã quan trọng hơn một hộ lý bình thường. Chính vì xác lập được những quan hệ ấy, mà Roosevelt là một trong những tổng thống được đánh giá là đã phát huy được tối đa khả năng cộng tác những người giúp việc của mình.

Bức chân dung dở dang là một tiểu thuyết viết về một đoạn đời của một nhân vật lịch sử. Không phải là tiểu thuyết sử thi nhưng dưới ngòi bút tài tình của A. Trakopxki, người đọc sẽ có cảm giác thú vị khi nhìn thấy những góc khuất trong tâm hồn của một chính khách. Cuốn sách cũng khiến người ta liên tưởng đến quá khứ, so sánh với hiện tại và cảm nhận được tương lai. Được xuất bản trong thời điểm mà đời sống chính trị Hoa Kỳ liên tục trải qua mấy kỳ chấn động, chỉ trong khoảng 250 trang sách, Bức chân dung dở dang đã thật sự lôi cuốn được người đọc.

. Kiều Phong

(*) Bức chân dung dở dang, tiểu thuyết của A. Trakopxki, Hà Ngọc dịch, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những kỷ lục thế giới trong lĩnh vực âm nhạc   (10/03/2003)
Gương mặt hai cô gái Việt Nam tham gia dàn nhạc trẻ Đông Nam Á  (09/03/2003)
Tình yêu là mãi mãi   (07/03/2003)
Khát sống  (06/03/2003)
Khí thế tháng 3  (06/03/2003)
Sức trẻ ở một Đồn Biên phòng   (06/03/2003)
Huyền thoại Beegees   (06/03/2003)
Ca sĩ Quang Dũng: “VCD đầu tiên sẽ là một câu chuyện rất riêng của tôi"  (04/03/2003)
Dancing Seaview - một sân chơi bổ ích  (22/02/2003)
Đôi nét về đất nước con người Bình Định  (22/02/2003)
Nộp hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng từ 25/3 đến 20/4  (21/02/2003)
Cậu bé ghiền trống trận  (21/02/2003)
Không chờ đến ra giêng, Minh Quang vẫn ghi bàn  (21/02/2003)
Norah Jones đăng quang giải Grammy  (21/02/2003)
Ngày càng tiếp cận và làm chủ những tiến bộ khoa học kỹ thuật  (22/02/2003)