Các mô hình hoạt động của Xã Đoàn Phước Sơn
18:13', 26/3/ 2003 (GMT+7)

Xã Đoàn Phước Sơn có 584 đoàn viên, sinh hoạt ở 14 chi đoàn (10 chi đoàn thôn, 3 chi đoàn trường học và 1 chi đoàn lực lượng dân quân tự vệ tập trung). Các chi đoàn lực lượng và trường học sinh hoạt theo nội dung riêng. Còn 10 chi đoàn nông thôn, Xã Đoàn phải tìm mô hình hoạt động riêng cho phù hợp với đặc điểm tình hình từng chi đoàn, là nhận các công trình thanh niên làm kinh tế, tạo điều kiện cho mỗi người lập thân lập nghiệp và có kinh phí cho các hoạt động của Đoàn, tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.

Mô hình nuôi tôm ở chi đoàn Mỹ Trung – Kỳ Sơn: Được xã giao cho 1,5ha hồ nuôi tôm, chi đoàn đã vận động đoàn viên thanh niên trong chi đoàn đóng góp cổ phần tuỳ khả năng. Ai không có tiền mà có tài sản như xe máy, chi đoàn bảo lãnh thế chấp vay vốn ngân hàng góp vào. Bắt đầu từ mùa tôm năm 2001 huy động được 450 triệu đồng cải tạo hồ, mua sắm máy móc thiết bị nuôi tôm công nghiệp. Hàng chục lao động, trong đó có 4 bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về có việc làm, thu nhập ổn định ở hồ tôm từ 500-800 ngàn đồng/người/tháng. Năm 2003, xã giao thêm cho chi đoàn này 3ha nữa, tổng cộng 4,5ha nuôi tôm. Dự kiến vốn đầu tư khoảng 800 triệu cho mùa tôm này.

Mô hình nhân giống lúa cấp 1 của chi đoàn Mỹ Cang: Tất cả đoàn viên thanh niên trong chi đoàn phải đi đầu trong việc nhân giống lúa mới có năng suất cao cung cấp cho bà con trong HTX thay thế giống cũ năng suất thấp. Đây cũng hình thành các dịch vụ sửa chữa máy móc nông nghiệp phục vụ bà con. Hoạt động của chi đoàn này góp phần vào tăng năng suất mỗi sào từ 1-1,5 tạ/vụ.

Mô hình chăn nuôi của chi đoàn Phụng Sơn: Tất cả đoàn viên thanh niên đều phải phát triển chăn nuôi. Hội LHTN vay vốn giúp mỗi người 2 triệu nuôi gà, heo. Chi đoàn có 54 đoàn viên, qua một năm chăn nuôi, trung bình mỗi người lãi 5-10 triệu đồng. Có những đoàn viên lãi 20-30 triệu nhờ nuôi nhiều, như đoàn viên Trần Văn Nông nuôi 1.000 – 2.000 gà, đoàn viên Nguyễn Xuân Tài nuôi 15 – 20 heo thịt.

Mô hình “Tuổi trẻ giữ nước” của chi đoàn Lộc Trung: Đã nhiều năm nay, thanh niên Lộc Trung luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ quân sự, không có ai thoái thác khám tuyển cũng như thoái ngũ đào ngũ. Năm nào đơn vị cũng vượt mức giao quân. Từ mô hình Lộc Trung, Xã Đoàn lấy đó giáo dục, động viên thanh niên trong xã luôn ý thức về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình. Giao quân đợt 1-2003, Phước Sơn có 73 thanh niên khám trúng tuyển, 58 người được gọi nhập ngũ đều hăng hái lên đường vào bộ đội.

Mô hình sinh hoạt cụm: Làm việc với Bí thư Xã Đoàn Nguyễn Xuân Hà và phó Bí thư Nguyễn Ngọc Thiện, các anh đều có nhận thức chung là phải đưa sinh hoạt của đoàn viên thanh niên xuống cơ sở, chứ không thể tập trung trên xã, vì như thế anh em phải đi xa, không cuốn hút được nhiều thanh niên. Gom 3-5 chi đoàn thành 1 cụm, sinh hoạt theo từng chủ đề mỗi kỳ với các hình thức phong phú. Làm thế các anh Xã Đoàn sẽ vất vả, phải lo từ A đến Z, chỉ có khâu điều hành là các bí thư chi đoàn thay nhau đảm nhiệm, nhưng sẽ tạo cho anh em sự mạnh dạn, năng động, cũng là cách bồi dưỡng cho họ. Như thế cũng sẽ lôi cuốn được cán bộ chính quyền cơ sở từ tổ trưởng nhân dân đến chi bộ, xóm trưởng, thôn trưởng, các đoàn thể gần gũi hơn, quan tâm hơn đến thanh niên.

Hoạt động Đội cũng được gom thành cụm gồm 3-4 chi đội, chủ yếu là các em có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, tạo điều kiện cho các em học bổ túc và có dịp sinh hoạt tập thể (vì các em đang đi học đã sinh hoạt ở trường) vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Xã Đoàn và các chi đoàn góp quỹ may quần áo cho các em, mua sách vở bút mực cho các em đi học.

Xã Đoàn còn tổ chức 2 đội thanh niên tình nguyện, là “Tình nguyện khắc phục hậu quả thiên tai” gồm 30 ĐVTN và đội “Tình nguyện hiến máu nhân đạo” đều hoạt động có hiệu quả.

Có một điều thuận lợi là Đảng ủy, chính quyền xã rất quan tâm, tạo nhiều điều kiện cho Đoàn hoạt động. Ngoài 4,5ha hồ tôm được dành 10% lãi cho quỹ Đoàn, xã giao Khu sinh hoạt văn hóa nhân dân cho Xã Đoàn quản lý. Lãi thu từ các hoạt động văn hóa văn nghệ, chiếu phim ở đây, Đoàn được hưởng 13%. Nhờ thế Đoàn có kinh phí cho các hoạt động của mình.

Thanh niên Phước Sơn đề ra khẩu hiệu: “Chưa có sự nghiệp chưa lập gia đình” nên ai cũng phấn khởi làm kinh tế và hoạt động Đoàn. Xã Đoàn lại có các mô hình thích hợp cho từng chi đoàn hoạt động nên phong trào Đoàn ở Phước Sơn ngày càng kết quả và có chiều sâu.

. Nguyễn Văn Chương

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hậu của Chat  (26/03/2003)
Những người luôn trẻ  (26/03/2003)
Xao lòng ơi xao lòng !  (25/03/2003)
Người đi tìm quốc hiệu Việt Nam  (25/03/2003)
Tình yêu thời sinh viên  (24/03/2003)
Chú bé bán bánh mì và phần mềm diệt virus  (24/03/2003)
Kẻ gàn trên phố núi  (23/03/2003)
Những thông tin mới nhất về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003  (21/03/2003)
Khi ta yêu  (20/03/2003)
Chàng trai táo bạo  (20/03/2003)
Những đóa hoa xanh  (19/03/2003)
Các hoạt động hưởng ứng Tháng thanh niên 2003 của tuổi trẻ Bình Định  (19/03/2003)
“Phong trào thanh niên tình nguyện đã tạo ra bước đột phá mới, đầy sức sống…”  (19/03/2003)
Có gì mới trong album Acoustica   (18/03/2003)
Cần lắm những sân chơi dành cho sinh viên  (17/03/2003)