Làm giàu cho mình là lý tưởng ?
17:38', 24/4/ 2003 (GMT+7)

Lên đường tình nguyện

Nhiều cán bộ lão thành cách mạng tâm huyết với thế hệ trẻ đã bày tỏ sự lo âu: "Dường như thanh niên ngày nay sống không có lý tưởng, họ vị kỷ và chăm chút cho cuộc sống của riêng mình nhiều quá !".

Một số thanh niên cho rằng: Xã hội hiện đang khuyến khích nhà nhà làm giàu. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Đúng quá. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: "Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, vẫn đói nghèo, thì độc lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì". Vậy thì lý tưởng của thanh niên là làm giàu chăng? Có một cái gì đó không bình thường xuất hiện trong luận điểm này, dù rằng làm giàu chính đáng thì không có gì xấu. "Lý tưởng" theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học xuất bản) là: "Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới". Lý tưởng còn bao hàm nghĩa "tốt đẹp, hoàn hảo nhất". Chỉ làm giàu không thôi thì chưa đáng gọi là lý tưởng!

Trong một bài viết của mình, Giáo sư Tương Lai phân tích: Thấy cho hết cái nhục đói nghèo để phấn đấu vươn lên làm cho dân giàu nước mạnh, tránh cái họa tụt hậu quá xa so với khu vực và thế giới về kinh tế, khoa học công nghệ và nhiều thứ khác nữa là sứ mạng cao cả của tuổi trẻ. Lấy sứ mạng cao cả đó làm lý tưởng khác với lấy việc "làm giàu cho bản thân" làm lý tưởng. Có một sự khác nhau một trời một vực giữa sự cổ vũ cho sự phấn đấu vì sự nghiệp "dân giàu nước mạnh" với việc cổ vũ cho việc kiếm tiền và làm giàu bằng mọi giá". Đành rằng xã hội vẫn tôn trọng, đề cao những tấm gương vượt khó để học tập, nghiên cứu, thoát nghèo, lập nghiệp làm giàu cho bản thân và gia đình, nhưng nếu chỉ có vậy thì đã đủ chưa. Với hình ảnh những thanh niên tình nguyện, sống và làm việc vì cộng đồng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày ta có thể tin bộ phận thanh niên vị kỷ là thiểu số. Tuy nhiên, các nhà xã hội học đã chỉ ra rằng – Giữa khát vọng không cam chịu đói nghèo, quyết chí làm giàu chính đáng để sống tốt đẹp hơn, có nhiều điều kiện để giúp đỡ cộng đồng hơn với nỗ lực kiếm tiền bằng mọi giá chỉ cách một lằn ranh mong manh. Sự khác nhau trong phẩm giá con người nằm ở đặc điểm này. Hơn ai hết chính thanh niên là những người có nhiều nhất cơ hội để sống, học tập, làm việc thậm chí là làm giàu nhiều nhất. Vậy ai là người kiến tạo cho anh những cơ hội ấy nếu không phải là cộng đồng xung quanh mà anh không thể tách rời.

Chúng tôi đặt ra vấn đề này vì lẽ kiểu lý luận "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất, rất nhiều tiền” hiện đang khá phổ biến. Và vì lẽ chúng ta đang đứng trước một mùa hè tình nguyện nữa nên chúng tôi hy vọng sẽ cùng được tranh luận thêm với các bạn vấn đề “Việc tình nguyện có làm ảnh hưởng đến lý tưởng làm giàu chính đáng hay không?”. Mong được cùng nhau trao đổi trên trang Dành cho bạn trẻ này.

. Thiên Hương

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ai giúp bạn chọn trường, chọn nghề ?  (23/04/2003)
Chí Nghĩa - Học giỏi và thích tình nguyện  (23/04/2003)
Trường nghề - Thêm một cơ hội để bạn trẻ chọn lựa   (21/04/2003)
Những quan niệm của giới trẻ về vấn đề tình dục thời hiện đại  (20/04/2003)
Sinh viên bắt trộm  (17/04/2003)
Đừng là người đứng bên lề  (17/04/2003)
Khi sinh viên vay vốn  (15/04/2003)
Dạy sinh viên cái gì và dạy như thế nào  (14/04/2003)
Lịch thi đại học, cao đẳng năm 2003  (14/04/2003)
Hai chàng sinh viên dùng bùn làm sạch nước thải  (13/04/2003)
Những Cascadeur trong …phòng thi  (10/04/2003)
Thiết kế thời trang: Nghề đang được giới trẻ yêu thích  (09/04/2003)
Rộn rã tháng tư  (09/04/2003)
Từ một góc nhìn  (09/04/2003)
Bạn đã làm gì để góp phần ổn định trật tự giao thông?  (08/04/2003)